Chia Sẻ Kinh Nghiệm Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
Đã kiểm duyệt nội dung
So với việc xây dựng lần đầu, khi tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chắc chắn doanh nghiệp sẽ rút ra được một vài “bí kíp” quý giá và sẽ tránh những bất cập từ hệ thống cũ trước đây. Dưới đây, Môi trường Hợp Nhất chia sẻ một số kinh nghiệm cải tạo hệ thống xử lý nước thải từ những dự án đã thực hiện.
1. Khi cải tạo hệ thống xử lý nước thải cần lưu ý điều gì?
Mục đích của việc cải tạo hoặc “đập đi xây lại” hệ thống xử lý nước thải là để xử lý tốt nguồn thải, đồng thời cũng giúp khắc phục những điều còn hạn chế của hệ thống đã xây dựng trước đây.
1.1. Xác định rõ mục đích của việc cải tạo là gì?
Trước khi tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chủ đầu tư cần xác định rõ mục đích của lần cải tạo này là gì? Vì sao cần cải tạo hệ thống?
Chẳng hạn như việc cải tạo là để khởi tạo lại hệ thống đã lâu không hoạt động, sửa chữa máy móc, thiết bị đã bị hư hỏng hay là xây mới, tăng thêm công suất xử lý?
Việc xác định rõ nguyên nhân cải tạo sẽ giúp thuận tiện cho việc lên ngân sách, dự trù kinh phí cho các hạng mục công việc.
Chẳng hạn như kinh phí của việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải đối với các hệ thống bị hư hỏng máy móc, cần thay thế hoặc bổ sung vi sinh để khởi tạo lại hệ thống sẽ thấp hơn so với việc cải tạo, xây mới hoàn toàn hệ thống đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
1.2. Dự tính về kế hoạch mở rộng công suất trong tương lai
Khi cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chủ đầu tư cũng cần tính toán về kế hoạch mở rộng, nâng công suất xử lý trong tương lai.
Ví dụ một nhà máy sản xuất ở thời điểm hiện tại có lượng nước thải phát sinh là 200m3 ngày nhưng có khả năng trong tương lai nhà máy sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất và tăng số lượng máy móc, công nhân lên, lưu lượng nước thải có thể tăng lên là 300m3 ngày.
Vì vậy, khi thiết kế công suất của hệ thống cũng cần phải dự trù khả năng này và cần thiết kế công suất dư ra để tránh tình trạng sau này lưu lượng nước thải thực tế vượt quá công suất xử lý.
1.3. Xác định đặc tính nước thải và công nghệ xử lý
Đối với hệ thống xử lý nước thải trước kia, công nghệ là phù hợp với tính chất của nước thải ở thời điểm đó. Tuy nhiên nếu hiện tại nhà máy có thêm sản phẩm mới và quy trình sản xuất mới làm phát sinh lượng nước thải có đặc điểm thành phần, tính chất khác biệt so với nước thải trước đây thì cần phải xem xét và thay đổi công nghệ.
Chẳng hạn như trước đây nhà máy sản xuất của bạn là sản xuất vải in, không có công đoạn dệt nhuộm. Hiện nay do nhu cầu của thị trường nên nhà máy gia công thêm mảng dệt nhuộm là phát sinh thêm nước thải và quan trọng là thành phần, tính chất nước thải đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Lúc này công nghệ xử lý nước đây có thể không còn phù hợp nữa và khi cải tạo lại cần điều chỉnh, đổi mới công nghệ để phù hợp và xử lý tốt thành phần ô nhiễm của nước thải ở thời điểm hiện tại.
1.4. Yêu cầu về chất lượng nước thải đầu ra
Mục đích nước thải sau khi xử lý là gì? Yêu cầu đạt tiêu chuẩn cột A (nước thải sau xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận được sử dụng để cấp nước sinh hoạt) hay cột B (nước thải sau xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận không sử dụng để cấp nước sinh hoạt).
Việc xác định rõ mục đích nước thải sau khi xử lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn công nghệ xử lý khi tiến hành cải tạo hệ thống và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xử lý nước thải. Chẳng hạn như có cần lắp thêm hệ thống lọc RO để tăng cường chất lượng nước đầu ra hay không.
1.5. Cách thức vận hành hệ thống sau khi xây dựng
Khi đã hoàn thiện việc cải tạo hệ thống, giai đoạn vận hành thử nghiệm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống sau khi cải tạo thì vận hành thủ công, bán tự động hay hoàn toàn tự động? Đối với các hệ thống vận hành tự động chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được nhân công và thời gian hơn. Thông thường doanh nghiệp có thể tự vận hành hoặc thuê đơn vị chuyên nghiệp để vận hành.
1.6. Các hạng mục cần cải tạo
Sau khi đã xác định tất cả các yếu tố trên và yêu cầu của chủ đầu tư đơn vị cải tạo sẽ lên danh sách các danh sách chi tiết các hạng mục cần thực hiện cải tạo và gửi chủ đầu tư xem duyệt. Nếu đã đồng ý với phương án cải tạo của đơn vị chuyên môn thì tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Công việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải rất đa dạng và tùy thuộc vào hiện trạng của mỗi hệ thống. Ví dụ:
- Có trường hợp nhà máy ngừng sản xuất một thời gian nên hệ thống xử lý nước thải dừng hoạt động, hệ thống vẫn còn nguyên vẹn không bị hư hỏng, chỉ cần nuôi vi sinh để khởi tạo hệ thống.
- Có trường hợp cải tạo hệ thống là để mở rộng công suất nên cần xây thêm công trình đơn vị như bể thu gom, bể chứa, bể lắng, bể điều hòa, bể xử lý sinh học,…
- Có trường hợp hệ thống hoạt động lâu ngày đã xuống cấp, hư hỏng nặng việc cải tạo giống với việc xây dựng mới hoàn toàn.
- Có trường hợp cải tạo là sửa chữa, thay thế thiết bị máy móc đã hư hỏng từ hệ thống cũ như: lắp lại tủ điện điều khiển, gia công chống thấm cho các bể xử lý, thay máy bơm nước, bổ sung thêm vi sinh xử lý, v.v…
Trên đây là những điều chủ đầu tư cần lưu ý trước khi tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Sau khi đã xác định mục đích cải tạo, thì chủ đầu tư chọn nhà thầu đáng tin cậy để bàn phương án cải tạo và tiến độ thực hiện.
2. Nhà thầu cải tạo hệ thống xử lý nước thải uy tín
Công ty Cổ phần Xây dựng & Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là một trong những nhà thầu chuyên cải tạo hệ thống xử lý nước thải uy tín. Hợp Nhất có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này.
Hợp Nhất nhận cải tạo tất cả các hệ thống kể cả những hệ thống trước đây không phải do chúng tôi thiết kế, lắp đặt.
Ngay khi tiếp nhận thông tin về nhu cầu cải tạo hệ thống xử lý nước thải của Quý khách, Hợp Nhất sẽ bố trí kỹ sư xuống khảo sát hiện trạng và lên phương án cải tạo phù hợp. Nếu chủ đầu tư đồng ý với phương án của Hợp Nhất thì tiến hành ký kết hợp đồng và lên tiến độ cải tạo.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ cải tạo hệ thống xử lý nước thải, Quý khách hãy ĐỂ LẠI THÔNG TIN hoặc liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tận tình.