Chiến lược tái sử dụng nước thải công nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Tài nguyên nước vẫn luôn là yếu tố chi phối sự phát triển của nhiều lĩnh vực công nghiệp như sản xuất giấy & bột giấy và hóa chất. Nhưng vấn đề quan trọng nhiều cơ sở vẫn chưa biết cách sử dụng nguồn nước hợp lý khi mỗi năm chi phí tốn kém đối với nước sản xuất là không hề nhỏ. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hướng đi mới là giảm sử dụng nước và tái chế tập trung vào các giải pháp xử lý nước thải. Cùng moitruonghopnhat.com tìm hiểu "Chiến lược tái sử dụng nước thải công nghiệp" qua bài viết dưới đây.
1. Tái sử dụng nước thải trong ngành giấy & bột giấy
Các nhà máy sản xuất giấy đang chịu áp lực về việc thiếu nguồn nước sử dụng hoặc hệ thống XLNT không hiệu quả. Trong khi đó, các tiêu chuẩn xả thải ngày càng nghiêm ngặt khiến các cơ sở tốn kém nhiều chi phí hơn. Vậy họ cần làm gì để cân bằng các vấn đề môi trường và tài nguyên nước sẵn có?
1.1. Thường xuyên bảo trì thiết bị
- Để giảm lượng nước sử dụng cần tập trung vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại như đường ống, máy bơm, thay thế hệ thống xử lý nước cũ, mất khả năng xử lý hoặc hiệu quả không cao khiến nguồn nước thất thoát ra ngoài không hề nhỏ.
- Ưu tiên bảo dưỡng và xử lý nước cấp để lò hơi hoạt động đúng kỹ thuật, thay thế công nghệ cũ, lạc hậu bằng công nghệ mới tiên tiến, hiệu quả hơn như trao đổi ion.
1.2. Tái chế chất thải hiệu quả
- Tái chế nước thải sẽ là cơ hội để doanh nghiệp ít tốn kém hơn. Việc này phải phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm, mức độ nước tinh khiết theo yêu cầu.
- Cần ứng dụng nhiều công nghệ mang lại lợi ích tái sử dụng nước như lọc (loại bỏ chất rắn dạng hạt), xử lý sinh học (nhiều công nghệ AAO, MBR, MBBR, bùn hoạt tính,… loại bỏ chất hữu cơ hòa tan), chưng cất (thu hồi dung môi công nghiệp).
2. Tái sử dụng nước thải trong ngành hóa chất
Cũng giống như sản xuất giấy, thì công nghiệp hóa chất cần làm gì để tập trung sản xuất mà vẫn giảm sử dụng nước tối đa? Dưới đây là một số giải pháp lý tưởng để bạn thực hiện chiến lược tiết kiệm nước trong tương lai với chi phí thấp hơn.
2.1. Tập trung phân tích vào các nguồn nước
- Cần đánh giá các nguồn nước hiện tại như tái chế nước thải, xử lý nước mưa, khai thác nước ngầm hoặc khử muối nước biển.
- Đánh giá công nghệ xử lý phù hợp, hiệu quả đảm bảo tạo ra nguồn nước chất lượng cho quy trình sản xuất.
2.2. Điều chỉnh việc sử dụng nước
- Nhiều nhà máy hóa chất sẽ chọn việc tiết kiệm nước bằng cách đầu tư quy trình khép kín, tối ưu hóa công nghệ XLNT để tái sử dụng nước hiệu quả hơn.
- Một số công nghệ nổi bật như màng lọc (vi lọc, siêu lọc, thẩm thấu ngược), xử lý sinh học (phân hủy chất rắn sinh học), trao đổi ion (sử dụng nhựa trao đổi để loại bỏ chất ô nhiễm ion hòa tan).
- Tiến hành lắp đặt thiết bị tự động để theo dõi các sự cố như rò rỉ nước, giảm việc thất thoát nước trong quá trình sử dụng.
2.3. Tối ưu hóa việc sử dụng nước làm mát
- Nước làm mát chủ yếu giảm nhiệt độ cho các thiết bị sản xuất vì thế cần nâng cao hiệu suất tháp giải nhiệt.
- Trong quá trình gia nhiệt cần nguồn nước có độ tinh khiết cao vì rất dễ làm hỏng thiết bị do bám cặn, đóng cặn. Để bảo vệ hệ thống xử lý nước cấp lò hơi bạn cần tối ưu hóa công suất và sử dụng nước hiệu quả giúp giảm lượng nước cần thiết.
- Xử lý nước cấp cho tháp giải nhiệt hoặc lò hơi làm tăng chu kỳ cô đặc, tạo ra ít nước xả đáy cũng như thúc đẩy hiệu suất vận hành thiết bị tốt hơn.
2.4. Tăng cường xử lý nước thải hiệu quả
- Một trong những cách giảm lượng nước sử dụng là cơ sở phải quyết định phương án XLNT có tiết kiệm hay không.
- Khi XLNT bạn sẽ tốn nhiều chi phí nhưng lợi ích mang lại là tái chế nước thải tuần hoàn sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản phí, nhất là tái sử dụng nước thải.
- Nhu cầu XLNT mỗi cơ sở khác nhau tùy thuộc vào mục đích và mong muốn của chủ doanh nghiệp. Nhưng XLNT vẫn là giải pháp giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng nước hợp lý hơn.
Doanh nghiệp của bạn cần tư vấn cách ứng dụng công nghệ xử lý nước thải để tái sử dụng thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ tư vấn và báo giá chi tiết các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ, chi tiết nhất.