Chính sách giảm ô nhiễm môi trường đầu năm 2021
Đã kiểm duyệt nội dung
Chất lượng không khí sau đại dịch covid-19 được cải thiện thì hiện nay, môi trường không khí tại nhiều địa phương cả nước bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm trở lại. Khí thải, bụi từ các phương tiện giao thông, công nghiệp chưa được kiểm soát đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Vì thế vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa đưa ra nhiều chỉ đạo nhằm xây dựng chương trình quản lý chất lượng không khí. Cụ thể, dưới đây Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ một số nhiệm vụ và chính sách có hiệu lực từ đầu năm 2021:
Tích cực cảnh báo ô nhiễm không khí
Với kế hoạch phòng chống và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp tích cực như:
- Thường xuyên quan trắc môi trường không khí để thực hiện tốt công tác kiểm soát nguồn thải và công bố kết quả quan trắc cho cộng đồng.
- Tăng cường đầu tư với năng lực quan trắc phù hợp với quá trình quy hoạch tổng thể.
- Dự kiến đến năm 2025 phải hoàn tất việc kiểm tra, cảnh báo về diễn biến chất lượng không khí tại nhiều khu vực.
- Hoàn chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường không khí, nhất là khí thải của phương tiện giao thông.
- Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải trong quý IV năm 2021 để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
- Ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn sinh thái đối với phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường.
Phát triển hệ thống giao thông công cộng
Hệ thống giao thông vận tải, giao thông công cộng thân thiện với môi trường thuộc một trong những chương trình quốc gia trọng điểm trong thời gian tới được Chính phủ phê duyệt.
Để phát triển hệ thống giao thông công cộng cần:
- Tuyên truyền, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng giao thông công cộng thân thiện với môi trường.
- Xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải cho phương tiện giao thông đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Theo dõi quá trình thực hiện công tác BVMT với giải pháp ngăn ngừa, giảm bụi, khí thải đối với dự án xây dựng công trình giao thông.
- Đối với các nhà máy nhiệt điện than, dầu khí, thép, hóa chất và phân bón hóa học, khai thác khoáng sản phải có biện pháp kiểm soát nguồn khí thải.
- Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch, công nghệ thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Cần đánh giá năng lực sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch cho các loại xe cơ giới.
- Tăng cường sử dụng năng lượng điện cho phương tiện giao thông, xây dựng quy chuẩn đối với than nhập khẩu đảm bảo các vấn đề BVMT.
Thu hồi phương tiện cơ giới cũ nát
TP. HCM và Hà Nội là 2 đô thị có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. Để hạn chế ô nhiễm, cần thực hiện hiệu quả các giải pháp dưới đây:
- Kiểm kê, quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm bụi mịn trước ngày 31/12/2021.
- Xây dựng, bố trí lắp đặt hệ thống quan trắc không khí tự động liên tục phù hợp với điều kiện ở từng địa phương.
- Thường xuyên quan trắc môi trường định kỳ và cập nhật thông tin về chất lượng không khí cho người dân.
- Phát triển hệ thống giao thông công cộng, sử dụng năng lượng sạch.
- Thu giữ, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ, lạc hậu và không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành vì gây ô nhiễm không khí.
- Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân bằng cách tuyên truyền người dân ưu tiên sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường.
- Đối với công trình xây dựng phải có biện pháp ngăn ngừa, giảm bụi, khí thải như che chắn, phun nước,…
- Các cơ sở sản xuất phải kiểm soát và tập trung xử lý khí thải đối với cơ sở phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn.
- Thay các dây chuyền sản xuất bằng công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm.
Kiên quyết không sử dụng than tổ ong
Than tổ ong là vật dụng được người dân Hà Nội sử dụng mỗi ngày. Mấy ai biết rằng, loại than này lại có mức độ gây ô nhiễm không khí khá cao. Vì thế từ đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ kiên quyết phải loại bỏ than tổ ong ra khỏi danh mục sinh hoạt của người dân:
- Tăng cường xử lý các cá nhân, cơ sở gây ô nhiễm.
- Phải di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Vận động, tuyên truyền các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ không sử dụng than tổ ong.
- Thay vì đốt, rơm rạ hay phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch được xử lý bằng biện pháp khác thân thiện hơn.
- Các trường hợp đốt chất thải không đúng, gây ô nhiễm sẽ phải bị xử phạt hành chính.
- Xây dựng đô thị hóa phải kèm với tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với quy hoạch.