Chính sách hạn chế thảm họa ô nhiễm không khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm không khí không chỉ đơn thuần chỉ là những tác động trực tiếp lên môi trường và hệ sinh thái mà thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì ô nhiễm không khí bên ngoài và ô nhiễm không khí trong nhà gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm. Song song, có đến 91% dân số thế giới đang sống trong môi trường chất lượng không khí chưa đạt yêu cầu.
Những căn bệnh nguy hiểm do ô nhiễm không khí gây ra
- Với những hạt bụi mịn PM2.5 có kích thước rất nhỏ (2.5 micromet) là nguyên nhân dẫn tới các bệnh do ô nhiễm không khí như nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp, đột quỵ, đau tim, tắc nghẽn phổi mãn tính và ung thư phổi.
- Nếu lượng khí ozone quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gây ra bệnh về hô hấp, bệnh hen suyễn, suy giảm chức năng của phổi.
- Khi tiếp xúc với NO2 quá nhiều sẽ gây ra nhiều triệu chứng viêm phế quản, hen suyễn đối với trẻ em
- Đối với khí SO2 làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chức năng của phổi, gây ngứa rát, khó chịu cho mắt.
Các mục tiêu giảm ô nhiễm không khí đến năm 2030
Đây cũng là mục tiêu giảm thiểu và xử lý khí thải được Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động đến năm 2030 như sau:
- Giảm số ca tử vong và số ca mắc bệnh do ô nhiễm không khí
- Giảm tác động đến môi trường của các thành phố bằng cách quan tâm đến chất lượng không khí
Ở Việt Nam, chất lượng không khí diễn biến phức tạp vì thế Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quản lý chất lượng không khí từ năm 2020 – 2025. Trong đó có đặt ra các hoạt động gồm việc xác định và theo dõi nguồn ô nhiễm và giám sát chất lượng không khí các cấp nhằm hướng đến việc cải thiện chất lượng không khí trong tương lai.
Điểm qua một số chính sách giảm ô nhiễm không khí
Đối với ngành công nghiệp
Các doanh nghiệp cần tiếp cận với nhiều sự cải tiến khoa học kỹ thuật bằng cách thiết kế hệ thống xử lý khí thải để thay thế công nghệ cũ, lạc hậu bằng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường. Việc này giúp giảm thiểu phát thải khí công nghiệp độc hại, tăng cường công tác quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp nhờ thu hồi lượng lớn khí metan (khí sinh học) nhằm thay thế các phương án đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, với những ngành đốt nhiên liệu hóa thạch cần ứng dụng công nghệ xử lý bụi và thu hồi khí độc hại dựa trên những cải tiến và nâng cấp vượt trội hơn so với các phương pháp truyền thống.
Đối với ngành năng lượng
Có thể sử dụng khí sinh học thay vì sử dụng bếp và lò sưởi bằng than. Đảm bảo tiếp cận giải pháp năng lượng sạch tại các hộ gia đình nhằm chi trả cho các hoạt động sinh hoạt như đun nấu, sưởi và chiếu sáng.
Đối với ngành điện
Tích cực sử dụng nhiên liệu ít phát thải và nguồn năng lượng không đốt, sử dụng đa dạng năng lượng có thể tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện; cần kết hợp sản xuất nhiệt và điện.
Đối với ngành giao thông
Cần ưu tiên sử dụng các phương tiện vận chuyển đô thị tốc độ cao hoặc ưu tiên sử dụng các phương tiện không phát thải ra ngoài môi trường như đi bộ hoặc đi xe đạp. Ngoài ra cần vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, thay thế các phương tiện chạy bằng diesel sạch hơn và các phương tiện ít phát thải ra ngoài môi trường trong đó có nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Đối với quá trình quy hoạch đô thị
Tiến hành thay đổi diện mạo thành phố xanh và sạch hơn bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. Cần xây dựng kế hoạch quy hoạch đi đôi với công tác bảo vệ môi trường bằng cách tránh phát thải bụi vào không khí làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cộng đồng.
Đối với việc quản lý chất thải đô thị và chất thải công nghiệp
Với những đô thị lớn, cần phân loại, tái chế, tái sử dụng và xử lý nhiều nguồn thải khác nhau hoặc cắt giảm lượng chất thải sử dụng. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác sử dụng phương pháp cải thiện và quản lý chất thải sinh học như phân hủy yếm khí nhằm sản xuất nhiều khí sinh học. Đây là giải pháp thay thế với chi phí thấp thay bằng việc thiêu đốt phát sinh nhiều nguồn thải độc hại.
Đối với những chất thải nông nghiệp, cần có biện pháp thu gom và xử lý môi trường bao gồm: chất thải, rác thải nông nghiệp một cách hợp lý. Tránh tình trạng đốt rơm rạ trên diện rộng khiến chất lượng không khí giảm sút nghiêm trọng.