Chính sách mới trong xử lý nước thải đô thị
Đã kiểm duyệt nội dung
Vấn đề nhạy cảm đối với môi trường Việt Nam về cơ sở hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống thoát nước đô thị nói riêng vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Nghiêm trọng nhất là sức ép đối với công tác xử lý nước thải đô thị chưa hiệu quả vì lưu lượng nguồn thải không ngừng tăng lên. Với tốc độ đô thị hóa nhanh rất cần đến các chính sách cải thiện chất lượng môi trường là điều kiện rất cần thiết.
Những ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt đô thị
Hiện nay, nước ta đang tiến hành xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước thải, nhất là triển khai tại các địa điểm có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Theo quy định thì các gia đình phải kết nối với hệ thống thoát nước chung. Nhưng vì nhiều nguyên nhân mà tỷ lệ kết nối vẫn còn thấp, chỉ mới đạt khoảng 60 – 70%.
Vấn đề kiểm soát ô nhiễm ở nước ta chủ yếu dựa vào 2 Luật chính gồm Luật bảo vệ môi trường và Luật tài nguyên nước. Trong đó về các vấn quản lý, xử lý ô nhiễm thuộc trách nhiệm của các địa phương còn các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xả thải thuộc quyền hạn của nhiều cơ quan khác nhau.
Ở nước ta có 2 đô thị lớn gồm Hà Nội, TP. HCM thì chỉ có khoảng 12% nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Lượng nước thải còn lại đổ thẳng ra sông hồ, ao ngòi, kênh rạch. Vẫn còn tồn tại nhiều điểm chưa được thu gom đầy đủ nên nước thải có nồng độ ô nhiễm cao thải ra các tuyến sông chính.
Ngoài ra, rác thải cũng là một trở ngại lớn. Mặc dù các tuyến cống được thu gom nhưng khi trời mưa kéo theo rất nhiều rác theo dòng nước chảy tràn xuống đường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Các chính sách mới trong xử lý nước thải sinh hoạt
Lý giải điều này, Bộ TNMT cho biết trong Luật BVMT đã có những quy định cụ thể về việc thi hành các chính sách liên quan đến xử lý nước thải tập trung trong nhiều khu đô thị hoặc các khu dân cư. Cũng trong Khoản 1 Điều 100 của Luật BVMT 2014 có quy định đối với nước thải phát sinh từ khu đô thị, khu dân cư bắt buộc phải có hệ thống thu gom và xlnt riêng biệt nước mưa và nước thải.
Mặc khác, cũng ở Khoản 2 Điều 147 của Luật này có quy định về các dự án xây dựng, cải tạo công trình xử lý chất thải là một trong những chiến lược đầu tư phát triển gắn liền với BVMT.
Về Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành Luật BVMT thì việc xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3/ngày (24h) trở lên. Điều này được áp dụng đối với các khu đô thị từ loại IV trở lên nằm trong các dự án BVMT ưu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đất đai, vốn, thuế và cùng nhiều khoản khác.
Cũng ở điểm d Khoản 3 Điều 142 Luật BVMT thì Bộ trưởng Bộ xây dựng phải phối hợp cùng Bộ trưởng Bộ TNMT hoặc các cơ quan ngang Bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các biện pháp về BVMT. Trong đó phải chú trọng đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng, thoát nước, xử lý CTR và nước thải đô thị, cơ sở sản xuất, làng nghề hay khu dân cư tập trung.
Cũng thực hiện nhiệm vụ này, Bộ xây dựng phối hợp cùng các cơ quan chính quyền địa phương hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình xlnt sinh hoạt từng địa phương để phù hợp với các chính sách hiện hành của Pháp luật.
Sắp tới, Dự thảo Luật BVMT sửa đổi cũng quy định chi tiết khu đô thị, khu dân cư phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật về BVMT, phù hợp với kế hoạch quy hoạch đã được phê duyệt. Đặc biệt chú trọng đến các dự án liên quan đến mạng lưới cấp, thoát nước, thiết kế hệ thống xử lý nước thải, công trình xlnt tập trung, công trình vệ sinh đáp ứng nhu cầu của người dân.
Như vậy, chủ đầu tư về dự án khu dân cư, chung cư phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm về BVMT, thu gom và xử lý môi trường. Cần xem xét và hạn chế triển khai đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.