Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Chuyển đổi hệ thống SBR sang MBR


1643 Lượt xem - Update nội dung: 26-08-2022 09:30

Đã kiểm duyệt nội dung

Sau khi thi công hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, công nghệ áp dụng là SBR sau một thời gian hoạt động không đảm bảo đòi hỏi CĐT phải chuyển sang công nghệ khác. Có nhiều lý do để thay đổi vì đặc tính nước thải khác biệt so với thực tế (nồng độ, tốc độ dòng chảy), các yêu cầu xả thải nghiêm ngặt hoặc thiết kế quy trình không chính xác.

Do đó, giải pháp thay thế công nghệ là tiến hành nâng cấp SBR sang hệ thống MBR. Điều này cho phép tái sử dụng nước thải, đáp ứng tiêu chuẩn xả thải, đáng tin cậy và thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm. Vậy việc thay đổi diễn ra như thế nào?

Chuyển đổi hệ thống SBR sang MBR

1. Hiện trạng của hệ thống SBR

  • Tìm hiểu chi tiết đặc điểm nước thải, yêu cầu xả thải, giới hạn về không gian, độ cao, vị trí, tiếng ồn cùng nhiều cân nhắc kỹ thuật khác
  • Tình hình vận hành hệ thống về tình trạng máy móc thiết bị, khả năng hoạt động từng hệ thống, kích thước cùng các thông tin quan trọng trong sổ nhật ký vận hành HTXLNT
  • Tìm hiểu nguyên nhân khiến công nghệ SBR không còn phù hợp như năng lực xử lý, giá trị xả thải, không tuân thủ quy định, khó khăn trong vận hành, chi phí cao,…

Mặc dù hệ thống sinh học SBR thực hiện tuần tự trong một bể để xử lý nước thải, không đòi hỏi đầu tư cao cũng như chi phí vận hành thấp nhưng SBR lại có nhiều hạn chế như tính không liên tục, yêu cầu bể chứa, độ ổn định chất lượng nước thấp, nhạy cảm với việc thay đổi lưu lượng tải trọng nước thải.

Trong khi đó công nghệ MBR có thiết kế nhỏ gọn, vận hành đơn giản, tự động hóa cao, thể tích bể sinh học thấp. Các quy trình này có tính ổn định cao, thích ứng với những thay đổi tải trọng nước, VSV hoạt động tốt, chất lượng xả tối ưu, an toàn với sự trợ giúp các modun siêu lọc.

Một trong những công việc quan trọng phải chuyển đổi SBR thành MBR là lắp đặt đến các hệ thống siêu lọc bên ngoài để tách bùn hoạt tính, sẽ được vận hành liên tục như bể phản ứng nitrat hóa để khử COD. Đồng thời cần đánh giá sự thích nghi của các thiết bị như sục khí, định lượng hóa chất,…

2. So sánh SBR và MBR

2.1. Đặc điểm quy trình

  • Hệ thống SBR: hoạt động không liên tục với nồng độ sinh khối dưới 5g/MLSS, chiều cao bể từ 6m
  • Hệ thống MBR: hoạt động liên tục với nồng độ sinh khối đến 25g/MLSS và chiều cao bể có thể đạt đến 10m vì quá trình phân tách bằng màng mà không phải bằng bể lắng

2.2. Chất lượng nước đầu ra

  • Hệ thống SBR: thường không ổn định, khả năng khử COD thấp, nồng độ nito đầu ra cao vì quá trình SBR thường ức chế quá trình sinh học trong điều kiện amoni và pH cao
  • Hệ thống MBR: nước sau xử lý thường ổn định, không chứa chất rắn lơ lửng vì được xử lý trên bề mặt màng siêu lọc. VSV chuyên biệt hơn, tuổi bùn cao hơn, nên đạt được nhu cầu oxy hóa học, tốc độ loại bỏ nito lớn

2.3. Tính ổn định

  • Hệ thống SBR: nhạy cảm với sự thay đổi thành phần nước thải, thay đổi sinh khối làm ảnh hưởng đến quá trình lắng nên dễ làm mất sinh khối, giảm chất lượng nước
  • Hệ thống MBR: khả năng tách sinh khối không bị ảnh hưởng bởi bùn, dễ thích ứng với thay đổi nước đầu vào, các thông số vận hành liên tục (pH, DO, nhiệt độ,…) nên vận hành dễ dàng, thuận lợi hơn so với SBR

2.4. Tiêu thụ năng lượng

  • Hệ thống MBR tiêu thụ năng lượng cao hơn SBR, phần lớn do hoạt động máy bơm siêu lọc
  • Chất lượng nước thải trong hệ thống MBR cao nên việc kết hợp với các bước sau xử lý trở nên đơn giản, hiệu quả hơn hệ thống SBR

2.5. Các yêu cầu xử lý kết hợp

  • Hệ thống SBR: thường yêu cầu quy trình bậc ba đối với xử lý nước thải có mức độ ô nhiễm lớn nên cũng làm tăng vốn đầu tư, chi phí vận hành, bảo trì
  • Hệ thống MBR: không yêu cầu xử lý bổ sung vì có màng tách sinh khối nên chất lượng nước đầu ra tốt, bùn thải thấp,…

Chuyển đổi hệ thống SBR sang MBR

3. Lợi thế khi chuyển SBR sang MBR

Việc chuyển đổi SBR thành MBR là giải pháp thay thế kỹ thuật bền vững có nhiều ưu điểm và cải tiến hơn, chẳng hạn:

  • Tái sử dụng nước hiệu quả
  • Tăng lượng COD và nito cần xử lý gấp 5 lần mà không cần tăng thể tích sinh học
  • Chất lượng nước thải đầu ra cao, không chứa chất rắn lơ lửng, tải lượng COD thấp, amoni bị loại bỏ hoàn toàn nên tuân thủ giới hạn xả thải cũng như tăng cường tái sử dụng hiệu quả hơn
  • Giải pháp xử lý kinh tế, thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt đơn giản, nhanh chóng

Việc chuyển đổi công nghệ XLNT là một công việc quan trọng khi tiến hành nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải để nâng cao hiệu quả xử lý của HTXLNT. Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu vận hành, cải tạo, bảo trì thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(08:34 29-07-2024)
Cần đến đơn vị lập giấy phép môi trường trọn gói cho doanh nghiệp để được tư vấn thông tin nhanh chóng, kịp ...
(16:13 26-07-2024)
Theo Luật mới có hiệu lực từ năm 2023 thì cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hồ sơ về môi trường ...
(15:53 22-05-2024)
Hợp Nhất - Công ty chuyên các dịch vụ về tư vấn, lập báo cáo quan trắc môi trường theo định kỳ. Cam kết tư vấn, ...
(08:16 11-04-2024)
Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...
(08:39 28-03-2024)
Việc thi công hệ thống xử lý nước thải là hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp phải triển khai trước khi dự án ...
(08:36 28-03-2024)
Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp hoạt động ở tất cả ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768