Cơ Chế Hình Thành SO2 Từ Quá Trình Đốt Cháy Nhiên Liệu
Đã kiểm duyệt nội dung
Lưu huỳnh tồn tại trong nhiên liệu dưới dạng vô cơ FeS2, CaSO4.2H2O, FeSO4.2H2O; lưu huỳnh dạng hữu cơ CxHySz và lưu huỳnh dạng nguyên tố. Trong đó chỉ có lưu huỳnh trong muối sunfat không tham gia phản ứng cháy được (chiếm khoảng 5% lưu huỳnh trong than); còn lại đều tham gia phản ứng cháy.
Khi thực hiện quá trình cháy nhiên liệu, tất cả lưu huỳnh hữu cơ và lưu huỳnh nguyên tố đều thoát ra trong quá trình sinh chất bốc và hình thành nhiều hợp chất khác nhau như H2S, SO2, COS, CS2…; trong đó H2S chiếm đa phần.
Trong môi trường oxy hóa, tất cả các chất này đều bị oxy hóa tạo ra SO2.
Nếu trong buồn lửa tổn tại nguyên tử oxy có nhiệt độ cao hoặc trên bề mặt truyền nhiệt có chất xúc tác thì một lượng nhỏ SO2 chuyển thành SO3. Thông thường SO3 chiếm khoảng 0,5 ÷ 2%, tương đương 1 ÷ 2% lưu huỳnh trong nhiên liệu.
Hàm lượng SO3 này phản ứng với hơi nước có trong khói thải tạo thành axit sunfuric H2SO4. Khi nhiệt độ khỏi giảm xuống, H2SO4 ở thể khí chuyển thành sương axit sunfuric ngưng tụ trên bề mặt kim loại gây ăn mòn mãnh liệt.
Lưu lượng SO2 bay vào môi trường dưới tác dụng các hạt bụi kim loại bay trong không khí sẽ bị oxy hóa thành SO3, khí này trong khí quyển gặp mưa sinh ra sương axit sunfuric. Các hạt bụi trong khói hấp thụ axit biến thành bụi có tính axit. Sương axit hoặc bụi axit bị nước mưa cuốn theo tạo thành mưa axit.
Các sản phẩm SOx được hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu và thải ra môi trường không những gây ô nhiễm đến môi trường không khí mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị tiếp xúc với nó. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự hình thành NOx.
Bên trên là thông tin về “Cơ chế hình thành SO2 từ quá trình đốt cháy nhiên liệu”, hy vọng sẽ cung cấp được nội dung kiến thức mà bạn đang tìm kiếm.
Đừng quên theo dõi Môi trường Hợp Nhất để nhận được các thông tin mới về môi trường và xử lý môi trường. Hẹn gặp lại bạn ở những chủ đề tiếp theo.