Công nghệ lọc sinh khối BBR tái sử dụng nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Có khá nhiều công nghệ mới ra đời nhằm hiện thức hóa ý thức BVMT gắn kết với nền kinh tế tuần hoàn như thu hồi năng lượng, vật chất và nước thải đô thị, nước thải giàu hữu cơ công nghiệp và chăn nuôi. Dưới đây là những thay đổi và cách tiếp cận các công nghệ xử lý nước thải và tái tạo nước cấp hiện đại, tiên tiến nhất.
Cách tái sử dụng nước thải làm nguồn nước cấp trên thế giới
- Ở Mỹ, Tổ chức OCWD xử lý nước cấp phục vụ cho 2,3 triệu người có ứng dụng hệ thống Water Factory 21 gồm màn lọc UF, RO và sát trùng bằng tia UV. Florida và California có mức độ tái sử dụng tăng nhanh nhằm đáp ứng mục tiêu bổ cập nguồn nước ngọt và chống nước mặn xâm thực.
- Ở Singapore triển khai thực hiện thành công chương trình NEWater với tổng công suất 726.000 m3/ngày, đáp ứng đến 40% nhu cầu nước sạch tại đây. Dự kiến con số này sẽ tăng lên khoảng 30% trong hoạt động thu hồi nước cấp sử dụng.
- Ở Austraylia, mặc dù chưa có hệ thống tái sử dụng nhưng họ lại áp dụng nhiều công nghệ như ozone hóa, sát trùng bằng UV, Clo, lọc UF, hấp phụ bằng than hoạt tính và lọc RO.
- Ở Israel, có khả năng tái sử dụng nguồn nước đến 80% nước thải và 100% nước thải được xử lý và tái sử dụng cho nông nghiệp và công cộng.
- Ở TP Windhoek xây dựng hẳn nhà máy tái tạo nước thải New Goreanagb Water Reclamation Plant (NGWRT) bao gồm công nghệ tiền ozone hóa, keo tụ tăng cường kết hợp tuyển nổi, lọc cát nhanh, hậu ozone hóa, lọc than hoạt tính, lọc UF, clo hóa.
- Ở Nam Phi, vì khô hạn nên họ sớm hoàn thành dự án Nhà máy tái tạo nước thải với công suất 2.300 m3/ngày. Chuỗi công nghệ xử lý gồm lọc cát, lọc UF, lọc RO và sát trùng bằng đèn cực tím.
Giới thiệu mô hình BBR (Nhà máy lọc sinh khối)
BBR (Billund biorefinery) cung cấp dịch vụ xử lý nước cấp, xử lý nước thải và cung cấp năng lượng. Và BBR cũng được xem là mô hình nhà máy xử lý nước thải vô cùng hiệu quả. Hệ thống của nó kết nối với bể bùn yếm khí thế hệ mới và phân hủy bùn từ nhà máy XLNT kết hợp với chất hữu cơ RSH và chất thải hữu cơ từ công nghiệp.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, BBR xứng đáng được ứng dụng trong quy mô công nghiệp và xem nó là “Kinh tế tuần hoàn” giúp cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Đặc biệt, BBR cung cấp đến 150% năng lượng từ nhiệt và điện năng “xanh” so với nguồn năng lượng tiêu thụ và tái tạo nước thải tái sử dụng và có thể sản xuất phân hữu cơ cung cấp cho nông nghiệp.
Ưu điểm của BBR thể hiện ở công nghệ phân hủy yếm khí AD vô cùng hiệu quả với lượng bùn cặn phát sinh chất lượng về mặt dinh dưỡng và vi sinh. Nhờ vậy quá trình phân hủy chất hữu cơ ngày càng hiệu quả giúp tăng thu hồi khí Biogas từ 20 – 40%. Lượng bùn sinh ra cũng ngày càng giảm và có đặc trưng dễ tách nước và nhanh khô hơn. Ngoài ra BBR còn thích hợp xử lý nước thải chăn nuôi từ các nhà máy và khu vực chăn nuôi tập trung lớn với nồng độ chất hữu cơ lớn.
Đối với hiệu quả thu hồi năng lượng tái tạo phân hữu cơ thành khí Biogas và phân hữu cơ đạt 99,9%, trong đó có đến 70% biogas. Hiệu suất phát điện – nhiệt của BBR đạt gần 85%, tổn thất nhiệt chỉ đạt 15,2%. Khả năng thu hồi P chiếm 96% nhưng thu hồi N chỉ đạt 32% (vì áp dụng quá trình oxy hóa yếm khí NH3 bằng NO2-).
Những lợi ích khi ứng dụng mô hình BBR trong xử lý nước thải
- Các đô thị ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, điều này đồng nghĩa với việc phải lắp đặt trạm xử lý nước thải. Và BBR trở thành mô hình xử lý hiệu quả nước thải giàu hữu cơ xung quanh khu vực đô thị.
- BBR góp phần giải quyết bài toán vệ sinh môi trường, thu hồi năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính.
- BBR còn ứng dụng xử lý nước thải đô thị thực hiện chu trình xử lý – tái tạo tài nguyên nhằm giảm nhẹ gánh nặng môi trường tại các khu vực nông thôn góp phần phát triển chính sách nông thôn mới.
Như vậy, mô hình BBR là công nghệ thành công của Đan Mạch mà chúng ta cần phải học hỏi. Nó cho phép loại bỏ phần lớn chất hữu cơ gồm nước thải đô thị lẫn nông thôn, nước thải giàu hữu cơ như chăn nuôi nhằm đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Và tạo điều kiện hình thành và liên kết với đô thị - nông thôn kiểu mới.
Trên đây là những chia sẻ của công ty môi trường Hợp Nhất về công nghệ BBR xử lý nước thải để tái sử dụng làm nước cấp. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!