Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Công nghệ màng lọc xử lý nước thải dệt nhuộm


1495 Lượt xem - Update nội dung: 17-06-2020 10:12

Đã kiểm duyệt nội dung

Thuốc nhuộm là loại hóa chất không thể thiếu trong ngành dệt nhuộm. Xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm việc loại bỏ màu thuốc nhuộm hay thu hồi thuốc nhuộm trong công đoạn nhuộm là giải pháp hữu ích để giảm ô nhiễm nguồn nước.

Và kỹ thuật lọc màng để xlnt dệt nhuộm do thuốc nhuộm cho phép tái sử dụng lại dung dịch nhuộm và nước sạch mang lại nhiều lợi ích lớn.

Công nghệ màng lọc xử lý nước thải dệt nhuộm

Vậy phương pháp lọc màng là gì?

Kỹ thuật lọc màng trong nhiều năm trở lại đây không chỉ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước cấp, sản xuất nước sạch, lọc hóa dầu,.. mà còn sở hữu nhiều bước tiến vượt bậc để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. Quá trình thu hồi thuốc nhuộm bằng lọc màng được nhiều nước thế giới sử dụng, đặc biệt tái sử dụng thuốc nhuộm giúp tiết kiệm hóa chất vừa giảm được ô nhiễm môi trường.

Trong đó một số loại thuốc nhuộm cho phép sử dụng lại nhiều lần như thuốc nhuộm axit (len và polymit), thuốc nhuộm bazo (polyacrylonitril), thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm phân tán (sợi tổng hợp).

Ưu điểm nổi trội của phương pháp lọc màng không cần sử dụng hóa chất, các phân tử không cần chuyển pha với phương pháp tách hiện đại vừa giúp tiết kiệm năng lượng vừa thân thiện với môi trường. Khi áp dụng lọc màng NF và RO có thể giảm hàm lượng COD đến 99,5%, giảm 70% lượng nước sạch tiêu tốn so với các phương pháp khác.

Đặc tính chọn lựa công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm:

  • Giảm nhu cầu sử dụng nước bằng cách giảm ô nhiễm nước thải ngành dệt nhuộm với hệ thống nước cấp, tránh rò rỉ nước.
  • Công nghệ có khả năng tuần hoàn và tái sử dụng lại các dòng nước giặt ít ô nhiễm hoặc nước làm nguội.
  • Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại giảm chất ô nhiễm từ quá trình tẩy và giảm kiềm từ công đoạn làm bóng.

Công nghệ màng lọc xử lý nước thải dệt nhuộm

Về cơ bản, nước thải dệt nhuộm thường có đặc tính chứa hàm lượng thuốc nhuộm lớn, chất rắn, độ màu, BOD, COD cao. Các phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm, bao gồm:

  • Phương pháp keo tụ: ngoài nước thải nhuộm, phương pháp này còn thích hợp xử lý nước thải nhà máy giấy. Người ta sử dụng phèn nhôm, phèn sắt với sữa vôi khử màu và hàm lượng COD. Cần điều chỉnh nồng độ pH phù hợp từng nguồn nước và xác định loại phèn ứng dụng tương ứng.
  • Phương pháp hấp phụ: là cơ chế hấp phụ chất tan lên bề mặt chất rắn xốp. Một số chất hấp phụ thường dùng gồm than hoạt tính, than nâu, đất sét, cacbonat, magie.
  • Phương pháp oxy hóa: vì thuốc nhuộm là chất khó phân hủy và mang tính bền hóa cao nên phải dùng chất oxy hóa mạnh như clo, ozone, peroxit,… để oxy hóa hết thuốc nhuộm.
  • Phương pháp sinh học: với giải pháp xử lý nước thải sinh học giúp loại bỏ chất dễ phân hủy như hồ tinh bột,…
  • Phương pháp lọc màng: được ứng dụng rộng rãi trong ngành dệt nhuộm để thu hồi hồ tinh bột, PVA, thu hồi muối và đặc biệt thu hồi thuốc nhuộm hiệu quả.

Đặc điểm xử lý của công nghệ lọc màng lọc

Lớp màng lọc với lớp chắn thấm chọn lọc giữa 2 pha gồm pha đi vào và pha thấm qua. Trong quá trình tách, màng chỉ cho phép phân tử nước đi qua và giữ lại một số cấu trúc hỗn hợp (thuốc nhuộm) trên bề mặt. Trong đó, quá trình tách màng chỉ xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất, chênh lệch nồng độ, nhiệt độ hoặc điện trường. Và quá trình màng động lực áp suất chủ yếu diễn ra tại vi lọc, siêu lọc, lọc nano, thẩm thấu ngược hoặc điện thẩm tách, thẩm tách và bốc hơi qua màng.

Tính chất tách của màng được thể hiện qua màu của dịch lọc và năng suất lọc với các nồng độ khác nhau của dung dịch thuốc nhuộm hoặc mức độ dung dịch. Khả năng lưu giữ của màng được xác định bằng việc phân tán của thuốc nhuộm, khả năng tách của màng qua độ trong và màu của dịch lọc. Trong đó độ giảm năng lọc theo thời gian cho phép đánh giá mức độ tắc của màng, năng suất lọc càng nhỏ thì màng sử dụng lâu hơn, lọc được nhiều dung dịch, chu kỳ rửa màng lâu hơn và tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình lọc.

Lượng thuốc nhuộm bị hấp thụ làm giảm năng suất lọc của màng theo thời gian. Đối với màng hấp phụ ít thuốc nhuộm làm giảm năng suất lọc chậm. Để xác định lượng thuốc nhuộm hấp phụ bằng cách so sánh khối lượng trước và sau khi lọc. Ban đầu nồng độ pH của nước thải nhuộm thường lớn hơn 9 và có mùi hôi khó chịu. Sau khi lọc qua màng, nồng độ pH đều trả về vị trí trung tính. Đối với TSS ban đầu từ 70 – 100 nhưng sau khi lọc thì giá trị TSS gần như bằng 0.

Công ty môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn Quý khách hàng và bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768