Công nghệ MBR xử lý nước thải ngành nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải MBR là sự kết hợp của 2 phương pháp gồm sinh học và lý học. Màng lọc MBR có cấu tạo gồm các sợi rỗng liên kết với nhau. Các sợi rỗng này tạo thành màng lọc với các lỗ lọc kích thước nhỏ với sự dính bám của quần thể vsv có khả năng phân hủy và hấp thu chất ô nhiễm. Các màng lọc MBR liên kết với nhau thành modun lớn được bố trí trong các bể xử lý nước thải. Công nghệ MBR ứng dụng để xử lý nguồn thải nào?
1. Ứng dụng trong các nhà máy sản xuất bia
Xử lý nước thải sản xuất bia khá phức tạp đòi hỏi sử dụng công nghệ hiện đại và ưu việt mới khử hết lượng tạp chất ô nhiễm trong nước thải. Từ kinh nghiệm xlnt bùn hoạt tính, người ta bắt đầu chuộng sử dụng công nghệ MBR. Nhờ công nghệ mới này mà có thể duy trì nồng độ bùn hoạt tính ở mức cao trong bể phản ứng mà không sử dụng bể lắng để tách chất lỏng.
Đặc trưng của nước thải sản xuất bia thường chứa nhiều cặn bẩn, TSS, COD, BOD, N, P,… vì thế MBR có khả năng phân tách chất bẩn và VSV mà không cần bể lắng thứ cấp hoặc bể khử trùng. Khắc phục nhược điểm của hệ thống CAS (bùn hoạt tính) vừa giúp tiết kiệm chi phí vận hành vừa kiểm soát các vấn đề bùn thải một cách tối ưu nhất.
2. Ứng dụng trong ngành y tế
Với những ưu điểm vượt trội, MBR còn được đánh giá cao trong việc xử lý nước thải y tế phòng khám. Điều quan trọng nhất là MBR luôn đảm bảo mục tiêu xử lý nước thải đạt chuẩn đầu ra và ổn định, đáp ứng các chỉ tiêu xả thải và có thể tái sử dụng cho các nhu cầu sử dụng nước.
Trong tương lai khi tăng quy mô hoạt động hoặc mở thêm bệnh viện, phòng khám thì đồng nghĩa với việc lượng nước thải sẽ tăng đột biến. Do đó, MBR rất thích hợp vì chỉ cần lắp thêm modun mà không cần xây dựng thêm bất kỳ hạng mục công trình xử lý nào, đặc biệt bể sinh học.
Trong quá trình lọc để giữ lại chất bẩn, màng lọc thường bị tắc vì lớp cặn bẩn quá dày. Vì sau quá trình lọc, toàn bộ chất bẩn, cặn lơ lửng lưu lại trên bề mặt màng MBR, cản trở quá trình lọc tiếp theo làm giảm hiệu quả xử lý đáng kể. Vì thế cần thường xuyên vệ sinh và rửa màng thì mới có thể làm tăng tuổi thọ cho màng lọc.
Và hơn hết, màng MBR còn có chu trình rửa ngược 3 – 12 ngày tùy vào điều kiện vận hành khác nhau và thường thấp hơn các loại màng sợi truyền thống. Nhờ vậy mà giảm được chi phí hóa chất và chi phí nguồn nhân công vận hành hệ thống xử lý nước thải MBR.
3. Ứng dụng ngành sản xuất đường
Nước thải sản xuất mía đường gồm nước thải, bùn thải, N, P, vi sinh vật gây bệnh bị giữ lại hoàn toàn trên lỗ lọc micromet. Nước sạch bơm sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, bể khử trùng. Máy thổi khí hoạt động bên ngoài có nhiệm vụ vừa cấp khí cho hoạt động của VSV vừa có tác dụng thổi tung màng lọc giúp màng hạn chế bị tắc vì lớp cặn bẩn rơi xuống đáy bể chứa nước.
Để tăng hiệu quả xử lý nước thải mía đường, người ta kết hợp sử dụng màng MBR với hệ thống bể sinh học thể động vận hành như công nghệ SBR sục khí 3 ngăn cùng dòng chảy gián đoạn. Nhờ sử dụng tối đa công suất màng lọc mà cặn bẩn giữ lại hoàn toàn bể lọc hoặc tái sử dụng cho các mục đích khác.
4. Ứng dụng trong hệ thống xử lý nước thải đô thị
Giải pháp MBR bao gồm các công đoạn, thiết bị xử lý nước thải đô thị gồm lưới tách rác, bể thiếu khí – hiếu khí, màng lọc MBR, bể chứa MBR và máy thổi khí phục vụ việc cấp khí và rửa màng lọc. Ngoài ra còn có hệ thống bơm hút nước, tuần hoàn bùn hoạt tính cùng hệ bơm định lượng hóa chất hoặc bể chứa nước rửa màng định kỳ.
Với modun hệ thống hoàn thiện mà hạn chế việc màng bị nghẹt, duy trì hiệu suất xử lý với khả năng lọc và giữ 99% chất rắn với chất lượng nước đầu ra phù hợp với các mục đích tái sử dụng.
Để được tư vấn thêm các vấn đề kỹ thuật như cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng hay nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ qua công ty Hợp Nhất - công ty dịch vụ môi trường theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.