Công nghệ sinh học quốc tế XLNT đạt chuẩn
Đã kiểm duyệt nội dung
Để nhiệm vụ cải tạo môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng đạt hiệu quả cao, đòi hỏi Việt Nam phải ứng dụng hoặc kết hợp sử dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau. Điều đặc biệt chúng ta phải không ngừng đổi mới công nghệ và nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài có hiệu suất xử lý nguồn thải cao.
Ngoài các công nghệ khác, dưới đây là 2 trong số nhiều công nghệ mới mà Việt Nam đã chuyển giao thành công và ứng dụng cho nhiều địa điểm khác nhau. Cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu xem những công nghệ này có những điểm khác biệt nào nhé!
Công nghệ sinh học mới từ Nhật Bản
Đây là công nghệ có ứng dụng vật liệu PVA gel cố định VSV được Bộ TNMT cấp phép và hỗ trợ đảm bảo xlnt đầu ra luôn đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, giải pháp xử lý nước thải công nghiệp mới này có hiệu suất xử lý cao, lắp đặt dễ dàng, vận hành đơn giản giúp làm giảm những tác động xấu đến môi trường.
Trước đó, công nghệ này được Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ kinh phí để thực hiện các dự án cải thiện chất lượng nước sau xử lý bằng cách vận hành các trạm xử lý nước thải luôn đạt chuẩn sau quá trình xử lý nước thải chế biến thủy sản. Cho nên công nghệ PVA gel có khả năng áp dụng cho các nhà máy chế biến thủy sản có phát sinh nguồn thải nồng độ ô nhiễm và tải trọng lớn.
Ưu điểm của công nghệ mới này có thể loại bỏ hàm lượng chất hữu cơ, xử lý bùn nhanh, giảm đáng kể lượng bùn dư. Bên cạnh đó, công nghệ này còn tách pha rắn – lỏng trước khi đưa nguồn nước thải ra môi trường. Vì vậy đưa công nghệ PVA gel vào xlnt tại các nhà máy chế biến thủy sản giúp cả thiện và nâng cao hiệu quả xlnt trong so với các công nghệ truyền thống khác.
Về phía Nhật Bản, họ đang tập trung cải tiến và nâng cấp công nghệ cho khả năng khử nito trong nước thải. Ngoài ra lượng nước thải đạt yêu cầu với nồng độ BOD, COD đã giảm đi rất nhiều (chỉ còn khoảng 500 – 600 mg/l).
Ở Việt nam, KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng là nơi thí điểm công nghệ này đầu tiên. Hiện KCN này có khoảng 15 doanh nghiệp hoạt động với lưu lượng nước thải và chế phẩm thừa mỗi ngày rất cao. Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều có riêng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng vì áp dụng công nghệ kém nên nước thải sau xử lý vẫn còn nồng độ không hề nhỏ.
Ngoài ra vì hệ thống bị quá tải khiến nhiều đơn vị lén xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó họ đã mạnh dạn đầu tư và ứng dụng công nghệ PVA gel và mang lại kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của công nghệ này là kinh phí đầu tư rất cao, dao động khoảng 3 – 7 tỷ đồng.
Công nghệ sinh học từ Hàn Quốc
Vừa qua Việt Nam vừa nhận chuyển giao công nghệ xử lý nước sạch và nước thải tiên tiến của Hàn Quốc đã áp dụng thành công cho nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là công nghệ xử lý nhanh nước thải GJ-R, nhận bằng công nghệ xanh của Bộ Tài nguyên môi trường Hàn Quốc. Là công nghệ vi sinh được nghiên cứu trong 25 năm qua, GJ-R phù hợp để xử lý nước thải tại các điểm nóng về ô nhiễm.
Hiện nay, GJ-R ưu tiên để xử lý nước thải y tế, khu dân cư, khu công nghiệp hay làng nghề đang bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất của con người. Trong đó, với quần thể VSV lớn và có khả năng phân hủy và hấp thu lượng lớn chất hữu cơ mà giảm sự tác động xấu cũng như giảm thiểu mức độ ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận.
Điểm mới của công nghệ lần nay đó là có thể xử lý đa dạng nhiều nguồn thải với tốc độ nhanh hơn các công nghệ khác nhưng vẫn đảm bảo nước thải đầu ra luôn đạt chuẩn. Vì thế mà nhiều quốc gia đã ưu tiên sử dụng GJ-R như Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc,… làm giải pháp cải thiện chất lượng và thân thiện với môi trường hơn.
Ngoài việc xlnt, công nghệ mới này còn tích hợp chức năng tái sử dụng nguồn nước tinh khiết vào môi trường. Điều này không chỉ thay đổi thực trạng môi trường mà còn tiết kiệm nguồn chi phí đáng kể trong việc sử dụng nguồn nước cho các ngành sản xuất khác.
Nếu Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, thì hãy vui lòng liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!