Công nghệ sinh học USBF trong xử lý nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải phương pháp sinh học nhận được sự tin tưởng khi hiệu quả xử lý nhiều chất thải. Một số công nghệ phổ biến phải kể đến như bùn hoạt tính, lọc sinh học, ao/hồ ổn định, oxy hóa. Bên cạnh những ưu điểm thì chúng ta cũng nên tính đến các hạn chế như chiếm diện tích lớn, chi phí đầu tư, vận hành phức tạp. Khắc phục những khó khăn trên, công nghệ USBF cải tiến từ bùn hoạt tính có khả năng tạo ra nguồn nước đầu ra đạt chuẩn.
Đặc trưng của công nghệ USBF
Trong hệ thống xử lý nước thải thì bể USBF có cấu tạo gồm 3 ngăn chính thiếu khí – kỵ khí – hiếu khí. Bể bố trí các thiết bị quan trọng như máng chảy tràn, ống thu bùn, máy bơm, cánh khuấy, máy sục khí. Nguyên lý hoạt động của USBF diễn ra theo 3 giai đoạn quan trọng dưới đây:
- Khử Cacbon: quá trình diễn ra ở 3 ngăn, VSV sử dụng cacbon từ chất hữu cơ để tổng hợp các chất cần thiết cho sự phát triển của tế bào, sinh khối của vi sinh.
- Quá trình nitrat hóa: với sự kết hợp giữa 2 quá trình nitrat hóa (ngăn hiếu khí) và khử nitrat (ngăn thiếu khí) tạo ra hiệu quả loại bỏ nito cao. Ở giai đoạn 1 nhu cầu oxy của amon giảm vì chất chuyển thành nitrat. Ở giai đoạn 2, diễn ra quá trình khử nitrat, sau đó nó sẽ chuyển hoàn toàn thành chất khí thoát ra ngoài.
- Quá trình khử photpho: từ quá trình lên men vùng kỵ khí – thiếu khí tạo điều kiện để VSV lưu trữ photpho. Trong ngăn hiếu khí, VSV hấp phụ hoàn toàn photpho. Như vậy, khối lượng và hàm lượng photpho phụ thuộc vào tỷ lệ BOD/P nước thải đầu vào.
- Quá trình lắng: vật liệu sử dụng gồm bùn hoạt tính tích tụ, kèm với hình dáng chóp ngũ úp ngược, đáy hình chữ nhật hướng lên, đỉnh hướng xuống càng làm tăng hiệu suất thu hồi bùn.
Công nghệ USBF mang lại ưu điểm gì?
- Giúp giảm chi phí đầu tư và chi phí vận hành, bảo trì thấp: bể thiết kế nhỏ gọn, giảm sử dụng nhiều động cơ – thiết bị phức tạp nên giảm chi phí đầu tư cho các công trình
- Hiệu suất xử lý cao: tạo ra nguồn nước chất lượng cao vì khử được nhiều chất hữu cơ dạng hòa tan và chất dinh dưỡng N, P.
- Ít phát thải bùn và hạn chế phát tán mùi hôi: cho phép lắp đặt trong khu vực đông dân cư.
- Tính linh động: thích ứng nhanh với tải lượng, lưu lượng khi tăng.
- Không cần bể lắng đợt 1: tiết kiệm chi phí và không gian xây dựng.
Ứng dụng của công nghệ USBF
Xử lý nước thải sinh hoạt
- Hệ thống gồm ngăn lắng sơ cấp, khử nito, sục khí. Các giai đoạn xử lý gồm:
+ Giai đoạn 1: giảm đến 60% nồng độ TSS.
+ Giai đoạn 2: máy sục khí hoạt động tối ưu để loại bỏ chất hữu cơ. Đồng thời quá trình nitrat hóa cũng được thực hiện.
+ Giai đoạn 3: chủ yếu diễn ra việc khử nito sau sục khí và nitrat hóa. Sản phẩm chuyển hóa cuối cùng là khí nito thoát ra ngoài.
+ Giai đoạn 4: lọc nước thải có gắn tấm chắn bùn.
- USBF thích hợp để ứng dụng xử lý nước thải đô thị vì bùn hoạt tính thích nghi nhanh với đặc tính và điều kiện vận hành hệ thống.
- Nhờ kết hợp 3 ngăn thiếu khí – kỵ khí – hiếu khí mang lại hiệu quả xử lý cao, chất lượng nguồn nước đầu ra đạt chuẩn.
Xử lý nước thải ngành sản xuất (giấy, thủy sản, chăn nuôi)
- Loại bỏ tốt hàm lượng cacbon, nito và hấp thụ photpho cao. Nhờ việc bổ sung thêm giá thể lơ lửng dẫn đến làm tăng mật độ VSV loại bỏ chất ô nhiễm.
- USBF được chứng minh loại bỏ tốt nồng độ nito, photpho, TSS.
- Với lợi thế vận hành trong điều kiện MLSS lớn nên hiệu suất xử lý sinh học chất ô nhiễm lớn.
- Công nghệ này không tiêu tốn quá nhiều hóa chất, không gây mùi hôi, nhu cầu dinh dưỡng thấp, giảm chi phí xử lý bùn thải,… nên được ứng dụng XLNT đối với nguồn thải có nồng độ ô nhiễm tương đối cao.
Với những lợi thế của USBF, Quý KH nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế hệ thống XLNT đạt chuẩn với hiệu quả xử lý cao thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh nhất.