Công nghệ và chi phí xử lý các hợp chất hữu cơ
Đã kiểm duyệt nội dung
Chất hữu cơ là thành phần không thiếu trong các nguồn thải sinh hoạt và công nghiệp. Chúng sẽ gây ra những đặc tính hóa lý cho nước, ảnh hưởng đến quá trình lọc, phân hủy và những biến đổi trong nước. Vì thế cần xử lý nước thải bằng cách sử dụng công nghệ phù hợp với khả năng loại bỏ tốt chất ô nhiễm hữu cơ.
Công nghệ nào xử lý chất thải hữu cơ
- Phương pháp sinh học: loại bỏ chất hữu cơ với đặc tính ưu việt về kinh tế và sinh thái với tốc độ phân hủy sinh học cao. Nó có thể bị phân hủy theo quy trình hiếu khí – kỵ khí.
- Ứng dụng công nghệ hiếu khí: quy trình bùn hoạt tính, bể phản ứng sinh học dạng màng (MBR) với khả năng loại bỏ tốt chất hữu cơ, nito, photpho trong nước thải khi có sự hiện diện của oxy.
- Ứng dụng công nghệ kỵ khí: bể phản ứng bùn kỵ khí dòng chảy ngược (UASB), bộ lọc sinh học kỵ khí hoạt động mà không cần cung cấp oxy chứa quần thể vi khuẩn lớn với hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ tốt.
- Kết hợp công nghệ hiếu khí – kỵ khí: như mương oxy hóa, đất ngập nước chứa thực vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải.
Xử lý chất thải hữu cơ có cao không?
Việc xử lý nước thải hữu cơ với các khoản chi phí vốn và vận hành hệ thống. Tổng chi phí thường liên quan đến kỹ thuật, đặc điểm nước thải, chi phí về thời gian xử lý của quy trình, công nghệ, hóa chất.
Các chất hữu cơ độc hại
Loại chất thải này gồm benzen, dược phẩm, thuốc trừ sâu, dung môi,… từ nước thải ngành sản xuất giấy, hóa chất, mực in, dệt nhuộm, cơ khí. Điểm chung của chúng là không thể phân hủy sinh học, độc tính cao nên việc xử lý sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn.
Đối với nước thải ngành giấy chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ phức tạp như ligin, cenllulose,.. Mặc dù phương pháp sinh hóa hai giai đoạn thông thường chi phí tương đối thấp nhưng lại không đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra. Còn kỹ thuật oxy hóa tiên tiến có khả năng khử chất ô nhiễm hiệu quả, không gây ô nhiễm thứ cấp nhưng chi phí lại khá đắt.
Còn khi xử lý nước thải dệt nhuộm thường chứa hàm lượng crom lớn nên rất khó sử dụng kỹ thuật sinh học. Quá trình oxy hóa nâng cao có thể giảm độc tính nhưng chi phí quá lớn. Kỹ thuật tách màng với tỷ lệ loại bỏ cao nhưng chi phí màng quá cao, yêu cầu năng lượng lớn.
Vì thế giải pháp tối ưu nhất phải kết hợp keo tụ với fenton hóa, kỹ thuật sinh học để giảm chi phí mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sau xử lý.
Một số chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
Nguồn thải này có nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt, chế biến thực phẩm, chăn nuôi,… với nồng độ BOD cao. Phương pháp sinh học vẫn được ưa chuộng để phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ vì tính hiệu quả và kinh tế. Một số công nghệ sinh học như phân hủy hiếu khí – kỵ khí, bùn hoạt tính, bể phản ứng sinh học, đất ngập nước.
Theo đó thì bể lọc sinh học, hệ thống đất nập nước thường có chi phí đầu tư thấp, chi phí vận hành và quản lý cũng tương đối chấp nhận được. Nhưng với những thiết bị sinh học dạng màng hoặc thiết bị tích hợp thường có chi phí xử lý vận hành cao, yêu cầu quản lý có nhiều kinh nghiệm nên thích hợp với yêu cầu về chất lượng nước thải nghiêm ngặt hơn.
Đối với nước thải chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ nên thường dùng phương pháp hấp phụ, tuyển nổi không khí, keo tụ, bùn hoạt tính, công nghệ hiếu khí- kỵ khí. Trong đó thì những kỹ thuật hóa lý thường rất tốn kém vì thế mà nước thải này thường xử lý bằng phương pháp sinh học.
Như vậy, kỹ thuật XLNT chi phí thấp rơi vào phương pháp sinh học nếu chất ô nhiễm hữu cơ phân hủy được. Còn kỹ thuật keo tụ, hấp phụ có chi phí vừa phải nhưng chất keo tụ, chất hấp phụ cần tái sử dụng. Hoặc với công nghệ màng và oxy hóa nâng cao có thể khử chất ô những nhưng lại rất tốn kém.
Nếu quý Khách hàng cần tư vấn thêm nhiều giải pháp xử lý nước thải hoặc cần nhu cầu liên quan đến việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống XLNT thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.