Công nghệ vi sinh trong xử lý rác thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngoài vấn đề xử lý khí thải, xử lý nước thải thì rác tác thải ở nước ta vẫn luôn là bài toán nan giải ở nhiều địa phương. Khi việc kiểm soát và xử lý không đúng cách tạo điều kiện phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí và nước. Và để tạo điều kiện việc xử lý và tái chế thuận lợi cần tìm ra công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện, kinh tế, tính chất rác thải của Việt Nam.
Và công nghệ vi sinh bước đầu đã mang lại kết quả khả quan và hiệu quả khi xử lý hàng tấn rác thải mỗi ngày mà vẫn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Nhà nước.
Công nghệ sinh học xử lý rác thải
Mô hình xử lý bằng công nghệ vi sinh biến rác thải thành hạt nhựa làm nguyên liệu sản xuất đồ nhựa dân dụng và mùn hữu cơ. Các sản phẩm này được dùng để bón phân cho cây trồng, giúp giảm chi phí xử lý. Với giải pháp công nghệ mới, các điểm tập kết rác đã giảm áp lực liên qua đến lượng rác thải khổng lồ thải ra mỗi ngày.
Trong khi dân số ngày càng tăng thì các mô hình như trên sẽ ngày càng hữu ích hơn đối với cộng đồng. Với công nghệ vi sinh khá thân thiện với môi trường hơn, nhờ vậy mà góp phần giam thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường tái tạo tài nguyên và tăng hiệu quả kinh tế.
Nguyên tắc xử lý của công nghệ này chủ yếu là sự kết hợp giữa công nghiệp cơ khí và men vi sinh. Từ quá trình tách lọc nylon đã sản xuất ra hạt nhựa cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành gia dụng. Lọc mùn hữu cơ tái sử dụng trong nông nghiệp.
Việc cho ra đời công nghệ mới đã kéo theo nhiều lợi ích to lớn. Nổi bật việc giảm tác động ô nhiễm, giúp môi trường sạch hơn, các bãi chôn lấp không còn phải đối mặt với ruồi, muỗi, nước rỉ rác làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và không khí.
Công suất của công nghệ vi sinh có thể xử lý từ 50 – 100 tấn/ngày, chi phí thấp với tổng mức đầu tư hợp lý mà bất kỳ địa phương nào cũng áp dụng. Vậy ưu điểm của công nghệ xử lý rác mới này là gì? Việc xây dựng hệ thống xử lý không tốn nhiều diện tích, đảm bảo các vấn đề về an toàn vệ sinh cho người lao động và môi trường.
Đầu tiên, các bãi rác phải được phun men vi sinh để giảm mùi hôi. Sau thời gian 30 ngày, người ta tiến hành tách lọc rác thành các sản phẩm hữu ích. Đặc biệt, mô hình này còn kết hợp nuôi giun quế làm mùn hữu cơ cung cấp phân mùn cho cây trồng hoặc phục vụ để xuất khẩu sang thị trường các nước khác.
Cách thức hoạt động của nhà máy
Mặc dù quy mô hoạt động không lớn nhưng nhà máy xử lý rác áp dụng công nghệ vi sinh cho thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của mình để cạnh tranh với nhiều công nghệ khác. Các khâu xử lý phối hợp nhịp nhàng hình thành quy trình khép kín với hiệu suất cao. Các thiết bị hoạt động hoàn toàn tự động nên giảm sức cho người lao động. Công nghệ sẽ trải qua 3 quy trình chính gồm:
- Xé bao: rác chứa trong túi PE hoặc PP nên dùng máy móc để xé bao phục vụ cho việc xử lý phía sau.
- Ủ vi sinh: là khâu quan trọng nhất đảm bảo rác phải được tiếp xúc với vi sinh phân hủy xenlulo và xenlulozo. Nhiệt độ trong rác sẽ tăng đến 70 – 80 độ C và giảm độ ẩm xuống còn 30%.
- Phân loại: mùn hữu cơ, rác vô cơ và rác hữu cơ không thể tái chế.
Ngoài công nghệ vi sinh thì các phương pháp khác cũng phổ biến như chôn lấp, ủ phân hữu cơ, đốt rác phát điện, tái chế, thu hồi khí metan,… Mỗi công nghệ sẽ phụ thuộc vào quy mô, lượng rác thu gom và công suất của lò đốt, khả năng đầu ra cũng như chi phí sẵn có. Như vậy, tùy theo từng điều kiện mà lựa chọn công nghệ xử lý mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường và kỹ thuật từng địa phương.