Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải sản xuất không hề đơn giản, trong đó có nước thải sản xuất nước mắm. Đặc trưng của loại nước thải này chứa hàm lượng muối cao, độ màu lớn, chất hữu cơ dễ phân hủy. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải với thành phần chất thải lớn dễ gây ô nhiễm môi trường. Vậy cần sử dụng phương pháp xử lý nước thải sản xuất nước mắm nào? Ưu điểm mỗi phương pháp là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguồn phát sinh và đặc điểm của nước thải sản xuất nước mắm
Nguồn phát sinh nước thải sản xuất nước mắm là từ hoạt động sơ chế cá, làm sạch cá, vệ sinh thùng chứa, dụng cụ, thiêt bị và lượng nước mắm dư còn tồn đọng.
Bên cạnh nước thải sản xuất còn có lượng nước thải sinh hoạt của công nhân.
Đặc điểm thành phần nước thải sản xuất nước mắm là chứa nhiều muối, độ màu, hàm lượng BOD, COD cao, chất rắn, chất hữu cơ.
2. Các phương pháp xử lý nước thải sản xuất nước mắm
2.1. Xử lý nước thải sản xuất nước mắm bằng bãi lọc ngầm trồng cây
Bãi lọc ngầm trồng cây thích hợp dùng để xử lý nước thải (XLNT) trong điều kiện tự nhiên và ứng dụng cho nhiều nguồn thải khác nhau như nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,… Hệ thống này có chức năng xử lý hiệu quả nhiều chất ô nhiễm, lưu giữ kim loại nặng, khử vi trùng, mầm bệnh thông qua lắng lọc, tiêu hủy tự nhiên.
Nhiều quốc gia cũng triển khai thành công bãi lọc ngầm trồng cây ngập nước như Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch để xử lý nước thải sinh hoạt với khả năng xử lý BOD, N, P khá cao. Bên cạnh đó, Đức, Thái Lan, Bồ Đào Nha cũng thiết kế bãi lọc trồng cây để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải công nghiệp, đô thị, chế biến thực phẩm với ưu thế thân thiện với môi trường.

Còn ở nước ta, giải pháp này còn khá mới mẻ chỉ được một số trung tâm công nghệ môi trường thử nghiệm. Các bãi lọc trồng cây ứng dụng phổ biến nhiều loại thực vật xử lý nguồn thải đầu ra đạt chuẩn môi trường hoặc tái sử dụng lại.
Mô hình rất thích hợp với điều kiện nước ta như xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình, khu du lịch, làng nghề, cơ sở chế biến thủy sản để loại bỏ chất hữu cơ.
Cơ chế xử lý nước thải sản xuất nước mắm bằng bãi lọc ngầm
Với tổ hợp chất nền, nước thải, thảm thực vật có vai trò quan trọng đối với việc phát triển của thực vật. Các chất thải được loại bỏ nhờ quá trình vật lý – hóa học – sinh học.
Chẳng hạn, chất rắn lơ lửng bị loại bỏ trong quá trình lắng/lọc, chất hữu cơ hòa tan do vi sinh vật kỵ khí – hiếu khí phân giải, photpho trải qua giai đoạn hấp thụ của thực vật còn nito được xử lý nhờ quá trình amoniac hóa, nitrat hóa, khử nito, hấp thụ/phụ hay trao đổi ion.
2.2. Xử lý nước thải sản xuất nước mắm không dùng hóa chất
Hiện nay phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp oxy hóa điện hóa cũng rất được ưu chuộng sử dụng do trong quy trình xử lý nước thải loại bỏ nhiều chất ô nhiễm. Ưu điểm phương pháp này là hệ thống nhẹ, linh hoạt, không cần diện tích quá lớn, dễ vận hành. Đặc biệt, hệ thống không sử dụng hóa chất, không tạo ra bùn và không bị ảnh hưởng đến nhiệt độ bên ngoài của môi trường.
Nước thải sản xuất nước mắm thường chứa nồng độ muối cao. Công nghệ điện hóa lại có tính ứng dụng cao nên phù hợp với nước thải ô nhiễm có nồng độ lớn. Ngoài nước thải nước mắm, công nghệ này còn ứng dụng cho nhiều loại nước thải như dệt nhuộm, chăn nuôi, sinh hoạt,… có hàm lượng chất hữu cơ lớn.

2.3. Xử lý nước thải sản xuất nước mắm bằng công nghệ tiên tiến
Bên cạnh các phương pháp xử lý trên, thì quy trình xử lý nước mắm bằng công nghệ sinh học cũng được ứng dụng rộng rãi. Sơ đồ công nghệ xử lý bằng quy trình này được thực hiện qua nhiều bước dưới đây:
Hố thu gom + song chắn rác: Nước thải từ các khu vực sản xuất được dẫn về hố thu gom để xử lý. Tai đây được lắp song chắn rác để loại bỏ tạp chất, rác có kích thước lướn.
Bể điều hòa: Điều chỉnh độ pH trong nước thải về mức tối ưu, điều hòa lưu lượng, xáo trộn nước thải liên tục nhờ hệ thống phân phối khí. Nhờ vậy, chất ô nhiễm được phân bổ đồng đều khắp bể, tránh tình trạng shock tải trọng ở các công trình xử lý tiếp theo.
Bể xử lý kỵ khí UASB: Xử lý sinh học nhờ vào quá trình phân hủy kỵ khí. Nước thải được pahan phối vào bể theo chiều từ dưới lên. Vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ mà không sử dụng oxy. Vi sinh vật trong nước thải sẽ tiếp xúc và phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Trong quá trình này, khí hiếu khí (ví dụ như khí metan) được tạo ra như một sản phẩm phụ của quá trình phân hủy.
Bể xử lý hiếu khí Aerotank: Diễn ra quá trình xử lý hiếu khí nhờ vào hệ vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật hiếu sử dụng oxy và các chất hữu cơ trong nước thải để sinh ra năng lượng cho hoạt động của chúng. Khi phân hủy các chất hữu cơ, vi sinh vật sản xuất khí hiếu khí, gồm các khí như metan và CO2.

Bể lắng: Lắng các cặn bùn sinh học từ quá trình xử lý, đồng thời tách cặn bùn ra khỏi nước thải.
Bể khử trùng: Nước thải sau khi xử lý vẫn còn tồn tại một số vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vì vậy, tại bể khử trùng, người ta châm một lượng hóa chất vào bể để tiêu diệt mầm mống vi khuẩn, đảm bảo nước đầu ra an toàn với nguồn tiếp nhận.
Xử lý bùn: Bùn từ hệ thống xử lý sẽ được dẫn về bể chứa bùn và được ép để giảm bớt trọng lượng trước khi được đưa đi xử lý.
Mỗi công nghệ sẽ có những ưu/nhược điểm riêng biệt. Do vậy cần tìm hiểu thêm hiệu suất, tính năng, khả năng ứng dụng và thân thiện với môi trường của từng loại hình công nghệ mà lên phương án thiết kế hệ thống XLNT phù hợp.
Hiện nay, Công ty môi trường Hợp Nhất có nhiều giải pháp xử lý môi trường hiệu quả, đặc biệt tư vấn các công nghệ XLNT ưu việt nhất. Với đội ngũ kỹ sư thiết kế, vận hành và lắp đặt với nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tối đa nhu cầu của Khách hàng.
Lựa chọn dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ trải nghiệm chất lượng dịch vụ nổi trội, uy tín với chi phí đầu tư cạnh tranh nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768