Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải sản xuất thép
Những tiến bộ trong kinh tế - khoa học đã thúc đẩy công nghiệp hóa ngày càng phát triển. Trong số đó, ngành sản xuất thép được coi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên khi nhu cầu tăng cao thì lĩnh vực này sử dụng càng nhiều nước, nhưng thật không may điều này lại gây ra ô nhiễm nước ở quy mô lớn. Các quy trình xử lý nước thải sản xuất thép phải có chức năng loại bỏ thành phần ô nhiễm, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, xyanua, phenol và kim loại nặng (crom, chì, kẽm, niken).
1. Các phương pháp XLNT thép
Các nhà máy thép sẽ tích hợp nhiều giai đoạn xử lý khác nhau như khu vực sản xử lý nguyên liệu thô, than cốc, lò cao, thiết bị nấu chảy, cán, vận chuyển,… vì thế mà những nhà máy này cần lắp đặt công nghệ XLNT. Nếu như cách xử lý cũ không mấy hiệu quả thì cần cải tạo, ứng dụng thêm nhiều kỹ thuật xử lý mới mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
Dòng nước thải có thể chứa nhiều hợp chất nguy hại như hợp chất hữu cơ phức tạp, hydrocacbon, xyanua, amoniac, phenol,… nên cần áp dụng nhiều quy trình xử lý khác nhau. Tách vật lý như lắng trọng lực, loại bỏ dầu bằng tuyển nổi thường dùng trong giai đoạn sơ cấp nhưng công nghệ màng trở thành giải pháp thay thế cho các phương pháp truyền thống.
Trong hệ thống xử lý nước thải không thể thiếu giai đoạn keo tụ - tạo bông để khử kim loại. Sau đó, quá trình oxy hóa nâng cao bằng cách dùng oxy hóa H2O2, fenton, oxy hóa điện hóa hay ozon chủ yếu loại bỏ các hợp chất độc hại. Hoặc để xử lý xyanua, phenol thì hấp phụ cũng được sử dụng. Một số nhà máy thép cũng đưa vào hoạt động giai đoạn bùn hoạt tính trong xử lý bậc ba để giảm hợp chất hữu cơ.
2. Kiểm soát kim loại nặng
Kim loại nặng xuất hiện trong nước thải sản xuất thép thường được loại bỏ bằng cách lọc và phụ thuộc vào giá trị pH của nước thải. Thông thường, kim loại ít hòa tan hơn khi pH tăng lên. Vì thế, quá trình kết tủa hóa học kim loại bằng kết tủa hydroxit và sunfua. Trong kết tủa hydroxit thường dùng vôi, NaOH, magie hydroxit làm thuốc thử. Việc bổ sung thêm chất đông tụ là cần thiết như clorua sắt ở pH kiềm để hình thành hydroxit trên bề mặt giúp cải thiện hiệu quả xử lý nước thải kim loại.
Nước thải thép thường chứa crom ở dạng hóa trị 6, nó phải được khử về mặt hóa học thành hóa trị ba trước khi kết tủa. Cr6+ khử thành Cr3+ bằng cách dùng natri hydrosunfit ở pH tương đối cao (8.5 – 9.5). Sau đó Cr3+ chuyển thành hydroxit crom không hòa tan và loại bỏ bằng cách lắng. Kim loại hòa tan được xử lý phụ thuộc vào hóa chất, độ hòa tan và quá trình đồng kết tủa. Một số loại thuốc thử khác cũng được dùng phổ biến như sunfua kim loại và cacbonat.
3. Kiểm soát dầu mỡ
Trong các giai đoạn đúc, cán, mạ điện và sơn phủ thường làm phát sinh dầu mỡ, chúng được loại bỏ khỏi nước thải bằng một số phương pháp như hớt bọt, tách trọng lực, tuyển nổi không khí, siêu lọc. Trong thiết bị tách trọng lực vận tốc dòng chảy thường chậm hơn để dầu mỡ nổi lên trên bề mặt trong thời gian ngắn. Đối với dầu nhũ tương hóa thường xử lý bằng axit, sau đó lắng bằng trọng lực, hớt bọt hoặc dùng thiết bị tuyển nổi không khí, công nghệ tách màng hiện đại.
Quá trình tuyển nổi không khí chủ yếu tách vật liệu nổi cùng dầu mỡ. Tuyển nổi với bong bóng khí được giải phóng vào nước thải, dính vào hạt, dầu khiến chúng nổi lên trên bề mặt. Những tác nhân hóa học được thêm vào để cải thiện hiệu suất quá trình tuyển nổi.
Quá trình siêu lọc dựa vào áp suất và màng polyme bán thấm tách hạt keo, nhũ tương lơ lửng trong nước thải, màng được sử dụng dựa vào sự khác biệt về kích thước, hình dạng và cấu trúc hóa học. Màng cho phép dung môi và phân tử có trọng lượng phân tử thấp hơn đi qua.
Tùy theo đặc tính của nguồn thải mà bạn cần lựa chọn phương án xử lý tối ưu. Nếu bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống XLNT hiệu quả với nguồn thải đầu ra đạt chuẩn, dễ vận hành, bảo trì, giảm chi phí xử lý thì hãy liên hệ ngay với moitruonghopnhat.com qua Hotline 0938.857.768