Hệ thống các công nghệ xử lý nước thải xi mạ
Đã kiểm duyệt nội dung
Xi mạ là ngành công nghiệp phát triển tương đối mạnh mẽ, tuy nhiên chúng phát sinh nước thải chứa nhiều chất độc hại. Vậy thì làm sao để xử lý nước thải xi mạ hiệu quả, an toàn cho nguồn tiếp nhận?
1. Vai trò của ngành xi mạ trong sản xuất
Ngành sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào và nhiều người quá quen thuộc với cụm từ “xi mạ”. Ngành xi mạ vốn dĩ xuất phát từ các quốc gia phương Tây, khi mà nền công nghiệp khai thác và chế biến mỏ ngày càng lan rộng thì hiện tượng xi mạ “len lỏi” trong tất cả ngành nghề khác nhau.
Ngành xi mạ sử dụng công nghệ hiện đại được ứng dụng trong việc phủ lên bề mặt kim loại một lớp bóng giúp thiết bị, vật dụng được đảm bảo về mặt cơ học. Xi mạ bằng hóa chất không chỉ giúp cho sản phẩm sáng hơn, đẹp hơn mà con bắt mắt hơn giúp tôn lên giá trị cho từng sản phẩm.
Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, xi mạ xuất hiện ở hầu hết các ngành nghề như cơ khí, chế tạo, sản xuất, y tế, xây dựng,…. là yếu tố kiến tạo nên những công trình bền vững theo năm tháng cũng như khẳng định chất lượng cho từng thương hiệu khác nhau.
2. Nước thải xi mạ, vì sao cần xử lý?
Thay thế dây chuyền sản xuất truyền thống bằng công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến nhất, ngành công nghiệp xi mạ ngày càng phát triển với sự ra đời của hàng loạt chất lượng nhất. Vì tốc độ phát triển quá nhanh mà ngành công nghiệp này là mối đe dọa hàng đầu đối với môi trường.
Song song với các quá trình sản xuất các chủ doanh nghiệp cần tìm các công nghệ, phương pháp xử lý nước thải xi mạ để ứng dụng trong xây dựng hệ thống đạt chuẩn theo đúng quy định của luật bảo vệ môi trường, bởi trong nước thải xi mạ chứa nhiều các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Tác hại của nước thải xi mạ:
- Nhiễm crôm gây ra các bệnh về da như lở loét, phồng, dị ứng; các bệnh về tiêu hóa như viêm phế quản, viêm thanh quản, niêm mạc mũi; hoặc thậm chí có thể ung thư, gây độc thần kinh.
- Nhiễm kẽm gây tổn thương phổi, niêm mạc hô hấp, lở loét da, ói mửa hoặc co giật.
- Nhiễm asen gây nhiễm độc cấp tính, làm tổn thương da, ung thư, hoại tử, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tim mạch, thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu đường,…
- Nhiễm sắt khiến cơ thể mệt mỏi, đau bụng, xơ vữa động mạch, viêm khớp, đái tháo đường, ung thư vú,…
Làm sao để xử lý nước thải xi mạ? Đây là vấn đề đã và đang là một bài toán khó của các chủ doanh nghiệp! Cùng Hợp Nhất tìm hiểu qua một số công nghệ xử lý nước thải xi mạ điển hình dưới đây nhé!
3. Các công nghệ xử lý nước thải xi mạ
3.1. Công nghệ hấp phụ trong hệ thống xử lý nước thải mạ
Đây là hệ thống xử lý nước thải xi mạ bằng quá trình hấp phụ vật lý di chuyển các ion kim loại lên bề mặt chất hấp phụ. Để quá trình hấp phụ diễn ra thuận lợi cần điều chỉnh nồng độ và nhiệt độ thấp. Các chất có thể làm chất hấp phụ như than hoạt tính, silicagel, đất sét, keo nhôm, đôlômit, xỉ tro, rơm, cám, bã mía, bã trấu,… Sử dụng công nghệ hấp phụ được sử dụng rộng rãi nhờ ưu điểm xử lý nước thải nhanh, có thể tái sử dụng vật liệu hấp phụ.
3.2. Công nghệ trao đổi ion và nguyên lý xử lý nước thải xi mạ
Cationit và anionit là hai cột tiêu chuẩn để xử lý nước thải mạ.
- Ở cột cationit, ion kim loại gồm Cu2+, Ca2+, Na+, NH4+, Ni+, Cr+ bị bị loại bỏ và ion H+ được giữ lại. Cationit được rửa bằng dung dịch axit như H2SO4, HCl (nồng độ 3-10%).
- Ở cột anionit, anion gồm Cl-, (SO4)2-, CN- và (NO3)2- bị loại bỏ và ion OH- được giữ lại. Anionit được rửa bằng dung dịch kiềm như NaOH, Na2CO3.
- Sau khi di chuyển, H+ cùng OH- kết hợp tạo thành phân tử nước.
Công nghệ xử lý nước thải xi mạ trao đổi ion loại bỏ hoàn toàn các kim loại nặng như Cu, Zn, Cr, Ni,… cũng như các hợp chất như asen, photpho, xyanua.
3.3. Công nghệ điện hóa ứng dụng trong xử lý nước thải xi mạ
Đây là quá trình oxy hóa khử bằng cách tách kim loại khi cho dòng điện một chiều chạy qua hình thành nên những cặn lắng, chuyển các hợp chất ô nhiễm thành chất đơn giản hơn. Hệ thống xử lý nước thải xi mạ sử dụng công nghệ này được thực hiện bằng 2 thành phần cơ bản: anot làm bằng chì oxit hoặc grafit (không tan) và canot làm bằng molipđen hoặc hợp kim sắt – niken – vonfram.
3.4. Công nghệ oxy hóa – khử xử lý nước thải xi mạ
- Quá trình oxy hóa chuyển các chất độc hại thành hợp chất đơn giản và ít độc hại hơn. Hợp chất tham gia phản ứng oxy hóa bao gồm dyoxit, hợp chất dạng khí, hypoclorit canxi và natri, pemanganat kali, peoxythydro,..
- Quá trình khử có sự tham gia của hóa chất như FeSO4, sodium-meta-bisulfit, sulfur dioxit.
- Ở nồng độ thấp, khi Fe2+ phản ứng cùng Cr6+ sẽ khử Cr6+ thành Cr3+ và oxy hóa Fe2+ thành Fe3+.
3.5. Công nghệ trung hòa – kết tủa trong xử lý nước thải mạ
Ở nồng độ pH thích hợp, chất đưa vào kết tủa sẽ phản ứng trực tiếp với kim loại nặng trong nước tạo thành lớp kết tủa lớn. Phần kết tủa sẽ được tách ra nhờ phương pháp lắng thông thường.
Một số cách trung hòa nước thải mang tính axit hoặc tính kiềm:
- Trong nước thải axit với nước thải kiềm.
- Bổ sung trực tiếp các tác nhân hóa học.
3.6. Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải xi mạ
Dựa vào cơ chế hoạt động của vi sinh vật như thiếu khí - yếm khí – hiếu khí, các loại sinh vật như tảo, rong, rêu,... để phân hủy và loại bò hoàn toàn thành phần kim loại nặng trong nước thải.
Trên đây là một số cách xử lý nước thải mạ được sử dụng rộng rãi với từng công dụng và chức năng riêng biệt. Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý nước thải, vui lòng gọi qua số Hotline: 0938.857.768 - 0839.089.368 hoặc để lại thông tin ở khung bên dưới sẽ được các chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng!
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp