Công tác xử lý chất thải y tế thời Covid-19
Đã kiểm duyệt nội dung
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ta và toàn thế giới đang phải đang phải gồng mình chống đỡ sự lây lan của dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. Hàng loạt các chính sách được ban hành và công tác chống dịch được đẩy mạnh với lệnh cấm tụ tập đông người từ 1/4 - 15/4. Đây được xem là 2 tuần vàng trong hành trình chống Covid-19.
Bên cạnh một số chính sách như: phong tỏa đất nước, cách ly toàn dân, bắt buộc người dân khi ra đường phải đeo khẩu trang,…thì Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, Bộ y tế tăng cường giám sát chặt chẽ các chất thải phát sinh trong quá trình phòng chống dịch Covid-19.
Biện pháp xử lý chất thải y tế trong Covid-19
Có thể nói, công tác xử lý chất thải y tế bao gồm các khâu: xử lý nước thải y tế và xử lý rác thải y tế là hoạt động rất cấp thiết, có vai trò hạn chế tối đa sự lây lan, phát tán mầm bệnh từ virus COvid-19. Bởi chúng ta đều biết Covid-19 có khả năng tồn tại trong môi trường không khí ở điều kiện thích hợp, ngoài ra chúng cũng có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc, giọt chứa mầm bệnh.
Nhận thức được vấn đề này, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn cả nước bao gồm cả các trạm y tế, bệnh viện, phòng khám từ thành thị đến nông thôn phải thực hiện và chấp hành nghiêm ngặt việc phân loại, lưu trữ, thu gom và vận chuyển xử lý chất thải y tế. Đặc biệt là đối với chất thải y tế có khả năng chứa mầm bệnh (chất thải được điều trị cho người dưng tính với Covid-19).
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng đúng cách và bỏ khẩu trang đã qua sử dụng đúng nơi quy định và không sử dụng lại các loại khẩu trang chỉ dùng một lần.
Các công tác thanh tra, rà soát, kiểm tra quy trình xử lý chất thải y tế cũng được tổ chức thường xuyên đối với các khu vực cách ly tập trung, các cơ sở khám chữa bệnh.
Ngoài ra, Bộ y tế cúng nhấn mạnh tầm quan trọng của xử lý nước thải y tế trong những ngày này, các cơ sở y tế cần phải giám sát và kiểm tra hệ thống xử lý nước thải thường xuyên để đảm bảo vận hành ổn định, nước thải đạt quy chuẩn, hạn chế triệt để sự phát tán của mầm bệnh.
Hy vọng rằng với nỗ lực xử lý môi trường và các chính sách được ban hành trong 14 ngày vàng chống Covid-19, nước ta có thể đẩy lùi được dịch bệnh để đưa cuộc sống người dân trở về bình thường, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và kinh tế do dịch bệnh gây ra.