Công trình ứng phó với sự cố môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Pháp lý xây dựng công trình phòng ngừa sự cố môi trường
Các công trình phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường đối với nước thải có quy định như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các công trình phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật BVMT cơ bản như sau:
- Công trình phải có chức năng lưu/chứa nước thải phù hợp với công suất của HTXLNT.
- Doanh nghiệp phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường trong suốt quá trình vận hành.
- Hồ sự cố và hồ sinh học phải có từng công trình, thiết bị thu hồi nước thải đảm bảo không xả thải ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý sơ bộ.
- Cần có biện pháp phòng ngừa việc tái ô nhiễm nước thải phát sinh.
- Nếu dự án cùng lúc có nhiều HTXLNT có thể tính toán đến việc thiết kế chung hệ thống sử dụng chung cho một cơ sở và phải có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố chung.
- Không sử dụng chung hồ sự cố với công trình điều hòa, thu gom hoặc thoát nước mưa.
Vừa qua Thông tư 25/2019/TT-BTNMT của Bộ TNMT có quy định chi tiết dịch vụ quan trắc môi trường về việc phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường có quy định như sau:
- Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố là hệ thống hoàn chỉnh: Các công trình phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường hay còn gọi là công trình phòng ngừa, thường là hệ thống xử lý nước thải. Các công trình phải đảm bảo kiên cố, chống rò rỉ nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn thiết kế đúng với kỹ thuật xây dựng.
- Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố là hồ sinh học: Hồ sinh học không chỉ là phương pháp sinh học xử lý nước thải loại bỏ hết thông số ô nhiễm trước khi xả thải mà nó còn là công trình có chức năng phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường.
Như vậy, theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì cần căn cứ vào đặc điểm, tải lượng dòng thải để đề xuất giải pháp kỹ thuật thực hiện công trình phòng ngừa và ứng phó với sự cố.
Vậy làm thế nào để kiểm soát ô nhiễm và sự cố môi trường?
- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, tăng cường công tác xử phạt hành chính để răn đe các hành vi, đối tượng vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
- Các đơn vị, cơ sở sản xuất phải xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý tại các KCN, nhà xưởng phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành.
- Phải phối hợp với cơ quan chức năng và có chuyên môn để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật để thực hiện tốt công tác BVMT.
- Tại các KCN cần xây dựng quy định chặt chẽ hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp đầy đủ bằng cách lập các báo cáo định kỳ về nước thải, chất thải có phát sinh.
- Nâng cao ý thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kiến thức môi trường để tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về BVMT, trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường.
Những giải pháp quản lý và giảm nhẹ rủi ro môi trường
Giải pháp phi công nghệ
- Tăng diện tích cây xanh.
- Khuyến cáo sử dụng nguồn nhiên liệu, năng lượng sạch, áp dụng công nghệ hiện đại.
- Chuyển đổi ngành nghề phù hợp với đặc tính từng nguồn thải.
- Sử dụng hợp lý nước cấp và quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm.
- Kiểm soát tốt quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định đúng kỹ thuật, công suất và quy trình kỹ thuật.
Giải pháp công nghệ
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn: đối với nước sinh hoạt (14:2008/BTNMT) và nước thải công nghiệp (40:2011/BTNMT) trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
- Cần có giải pháp thu gom, xử lý hiệu quả bùn thải, chất thải ô nhiễm, chất rắn hoặc quản lý CTNH đúng cách.
- Quá trình xử lý nước thải phải được kiểm soát chặt chẽ và không để xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra và quan trắc định kỳ nước thải để có hướng xử lý kịp thời.
Hợp Nhất - Công ty môi trường luôn sẵn sàng đồng hành cùng đối tác trong các dự án xử lý nước thải - khí thải và nước cấp!