Công ty dịch vụ xử lý nước thải tại Hà Nội
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhắc đến Hà Nội người ta sẽ nghĩ ngay đến thành phố vẫn còn nép mình bên những nét hoang sơ, mộc mạc và đầy thâm tình bởi nhiều con phố cổ mang đạm dấu ấn truyền thống nhưng cũng không quên du nhập lối sống hiện đại, năng động và trẻ trung góp phần tạo nên nhịp sống đa dạng và cuốn hút. Với áp lực dân số hơn 7 triệu dân đã đặt ra trở ngại lớn đối với Hà Nội trong việc thu gom và xử lý nước thải tại Hà Nội.
Giống như TP. HCM, Hà Nội còn chú trọng hơn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy xử lý nước thải thế nhưng “cơn lũ ngầm” nước thải sẽ tiếp diễn liên tục nếu cơ quan Thành phố không có biện pháp ứng phó kịp thời. Hầu như các đơn vị xử lý nước thải trên địa phận thành phố vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu đặt ra.
Tình trạng xả thải tại thủ đô Hà Nội
Được biết toàn khu vực Hà Nội hiện chỉ có 7 nhà máy xử lý nước thải, 22% nước thải được xử lý, 78% nguồn thải còn lại dù chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn được thải thẳng ra môi trường. Và nhiều con sông nằm trong khu vực thành phố đang “chết dần” như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu,… Đi từ đầu nguồn đến cuối nguồn dễ dàng chứng kiến rác thải lềnh bềnh, trôi dạt thành từng mảng với nhiều thể loại khác nhau; chưa kể đến váng dầu mỡ đóng thành mảng hai bên bờ, lâu dần chuyển màu đen kịt làm mất mỹ quan lại vừa cản trở quá trình quang hợp ánh sáng của các loài thủy sinh dưới nước.
Bà Trần Thu Hoài (57 tuổi) sống cạnh sông Tô Lịch chứng kiến bao sự thay đổi của thời gian cho biết: “Trước kia lòng sông xanh mát, cứ mỗi chiều là gia đình tôi đi dọc quanh con sông để cảm nhận không khí trong lành, nhất là vào mùa thu con sông đẹp không tả nổi. Ấy thế mà nay sông Tô Lịch trở thành nỗi ám ảnh không chỉ riêng tôi mà cả khu vực dân cư xung quanh đây. Cứ mỗi khi mưa xuống lại xuất hiện mùi hôi thối, bốc lên nồng nặc. Chưa kể mấy đứa nhỏ dạo gần đây thường xuyên mắc phải các bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản phải đi viện nhiều lần”.
Trước năm 2000, mỗi nhà dân đều xây dựng cho riêng mình một bể tự hoại riêng, cứ ngỡ sẽ xử lý tại chỗ, ai ngờ!? Ống bê tông được họ đúc sẵn, đổ nước vào bể hóa lỏng và rồi điều gì tự khắc đến sẽ đến, nước thải “hầm xí” đổ thẳng ra lòng lề đường với nhiều màu xanh đen.
Và cho đến 10 năm sau mở ra một kỷ nguyên mới, đó chính là cống thoát nước được khởi công xây dựng và nước thải của người dân tiếp tục hành trình đi ra sông ngòi, kênh, rạch xung quanh thành phố. Cho đến thời điểm hiện tại tình trạng ô nhiễm vẫn cứ diễn ra dai dẳng. Nước thải sinh hoạt, nước sản xuất, nước, nước thải công nghiệp,… mỗi năm đều biến thiên về lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm khiến công tác xử lý nước thải tại Hà Nội gặp không ít khó khăn.
Các giải pháp hạn chế và xử lý nước thải tại Hà Nội
Làm sao khắc phục hết ô nhiễm khi sông Tô Lịch tồn tại hơn 300 ống cống với lưu lượng xả thải 150.000 m3/ngày.đêm? Đây là thắc mắc của nhiều chuyên gia khi thành phố đề xuất phương pháp xử lý nước thải tại một số dòng sông, hồ, kênh, rạch ở đây.
Thời gian qua, cơ quan chức năng tích cực tìm kiếm phương pháp xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm. Sự kết hợp khi sử dụng hóa chất Redoxy 3 (Đức) và công nghệ Nano – Bioreactor (Nhật Bản) phần nào tạo được chuyển biến tốt giảm thiểu được mức độ chất ô nhiễm trong nguồn nước. Trong công tác bảo vệ môi trường, lãnh đạo thành phố đã chỉ ra những khó khăn ban đầu khi thực thi hóa nhiệm vụ đề ra.
Thứ nhất là do mức xử phạt hầu như “quá rẻ” so với những tác hại gây ra với môi trường. Chưa có chính sách ép buộc các cơ sở sản xuất hộ gia đình phải xử lý nước thải nên đa số đều xả trực tiếp ra môi trường. Chỉ quy định đơn giản khu dân cư, đô thị phải thu gom và xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra bên ngoài.
Thứ hai là do diện tích quá hạn hẹp. Trong khi tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra chóng mặt, hàng trăm nhà cao tầng, biệt thự, chung cư mọc lên như nấm và rác thải, chất thải cũng vì thế cũng tăng lên đáng kể. Chưa kể đến bể chứa nước tập trung, bể tự hoại vẫn chưa được cải tạo hoặc giữ nguyên như cũ nên khi lưu lượng nước tăng cũng là lúc chúng bắt đầu hư hỏng, khả năng xử lý chưa cao. Nhiều cơ sở sản xuất vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Thứ ba là do ý thức của người dân chưa cao. Thế kỷ 21 rồi mà nhiều người vẫn vô tư ném thẳng rác thải lăn lóc lòng lề đường, vỉa hè, rác tụ thành đống tại đầu nguồn nước theo nước mưa cuốn xuống cống thoát nước của thành phố. Hệ thống cống thoát nước “bé quá”, thường xuyên tắc nghẽn vì thế mà thực trạng triều cường kéo theo nước thải nổi lềnh bềnh trên nhiều tuyến phố.
Thấu hiểu được nỗi lo ấy, công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chuyên thi công, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải cho nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau. Khách hàng của chúng tôi trải dài trên khắp cả nước, trong đó có cả Hà Nội nên vấn đề xử lý nước thải tại Hà Nội cũng trở nên dễ dàng hơn. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí!