Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Công Việc Bảo Trì Hệ Thống Xử Lý Nước Thải


300 Lượt xem - Update nội dung: 16-12-2024 08:56

Đã kiểm duyệt nội dung

Hệ thống xử lý nước thải là tập hợp của các công trình đơn vị và hệ thống máy móc, thiết bị có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bảo trì hệ thống xử lý nước thải là công việc cần được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo máy móc, thiết bị trong hệ thống luôn trong tình trạng tốt nhất khi vận hành. Việc bảo trì theo lịch trình còn giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và giảm thiểu sự cố trong quá trình vận hành, ngăn chặn rủi ro hoặc tốn kém chi phí không đáng có.

Công Việc Bảo Trì Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

1. Bảo trì hệ thống xử lý nước thải là làm gì?

Bảo trì hệ thống xử lý nước thải là việc kiểm tra hệ thống, vệ sinh thiết bị, máy móc, bổ sung dầu nhớt,…. nhằm mục đích đưa thiết bị khôi phục lại cá tính năng như thiết kế ban đầu bởi sau một thời gian dài làm việc, có thể máy móc thiết bị không còn đảm bảo tính năng, công suất làm việc như lúc ban đầu hoặc do điều kiện làm việc ở môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, môi trường nước, tiếp xúc với nước thải có tính axit cao nên bị ăn mòn,…) khiết cho máy móc, thiết bị bị hư hỏng.

2. Mục đích của việc bảo trì hệ thống xử lý nước thải?

Việc kiểm soát, bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ rất quan trọng. Công việc bảo trì có thể thực hiện theo loại thiết bị hay theo cấp độ, điều này tùy thuộc vào mức độ ưu tiên bảo trì của từng thiết bị và dụng cụ. Một hư hỏng nhỏ về cơ khí cũng làm giảm khả năng xử lý hay thậm chí còn có ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống. Một hệ thống chạy tự động cũng không ngoại lệ; do đó việc bảo trì hằng ngày đòi hỏi phải chính xác và có kiến thức đầy đủ về khả năng vận hành và giới hạn của hệ thống.

Tóm lại, việc bảo trì hệ thống xử lý nước thải nhằm các mục đích sau đây:

  • Đảm bảo tính sẵn sàng làm việc tối đa của thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn ở trạng thái tốt nhất khi vận hành.
  • Đảm bảo hệ thống vận hành liên tục, giảm thiểu sự cố gây gián đoạn hoạt động hệ thống, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Đảm bảo tuổi thọ của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải.

Bên cạnh đó, để duy trì quá trình xử lý sinh học, một số dấu hiệu quan trọng của hoạt động quá trình xử lý sinh học cũng cần được kiểm tra để bảo đảm hiệu quả xử lý.

Công việc của người vận hành bảo trì hệ thống XLNT
Công việc của người vận hành bảo trì hệ thống XLNT (ảnh minh họa)

3. Chi tiết công việc bảo trì hệ thống xử lý nước thải

Tùy vào hiện trạng hệ thống xử lý nước thải, công việc bảo trì hệ thống xử lý nước thải có thể bao gồm:

3.1. Bảo trì phần máy móc thiết bị

+ Đối với các máy bơm nước thải đầu vào (bơm nước thải bể điều hòa, bơm định lượng), tần suất: 1 lần/tuần

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm;
  • Kiểm tra các ron/phốt, bạc đạn của motor, các đồng hồ đo áp;
  • Kiểm tra hộp nối điện, tiếp điểm 2 đầu của bơm;
  • Kiểm tra nhiệt độ của bơm;
  • Vệ sinh vỏ bơm và cánh quạt;
  • Kiểm tra hoạt động của động cơ: Không bị run hoặc không có tiếng ồn bất thường.

+ Đối với máy thổi khí (máy thổi khí bể điều hòa, máy thổi khí bể hiếu khí), tần suất: 1 lần/tuần

  • Vệ sinh các máy thổi khí, bộ lọc khí, ống giảm thanh hút;
  • Kiểm tra và bảo dưỡng các vị trí đấu nối đường ống, van điện tử, van cửa, van một chiều;
  • Kiểm tra các đồng hồ đo áp suất khí;
  • Kiểm tra các dây curoa, trục truyền động nếu thấy không đạt yêu cầu kỹ thuật;
  • Kiểm tra các bulong định vị máy;
  • Kiểm tra nhiệt độ vào: Không cao hơn 40 độ;
  • Kiểm tra tình trạng sục khí: Xem sục khí có đồng đều không, nếu không thì hiệu chỉnh lại thời gian và số lần rửa ống tán khí;
  • Kiểm tra định kỳ nhớt máy, chấm mỡ bò bổ sung (nếu máy bị hao hụt mỡ bò) đúng với yêu cầu kỹ thuật của máy.

+ Đối với máy khuấy chìm, tần suất: 1 lần/tuần

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy;
  • Kiểm tra, loại bỏ những vật gây trở ngại;
  • Kiểm tra độ hở của cánh bơm và tấm đáy và điều chỉnh nếu cần thiết;
  • Kiểm tra bạc đạn của motor và vòng bi;
  • Kiểm tra hoạt động của động cơ: Không bị run hoặc có tiếng ồn bất thường.

3.2. Bảo trì phần điện, đường ống công nghệ

+ Hệ thống điều khiển, động lực, tần suất: 1 lần/tháng

  • Kiểm tra các CB, bảo dưỡng các tiếp điểm nếu CB đóng ngắt không tốt;
  • Kiểm tra, hiệu chỉnh dòng điện điều khiển nếu thấy điều khiển không đúng với dòng điện định mức;
  • Kiểm tra, vệ sinh các tiếp điểm của Aptomat;
  • Kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng các vị trí đấu nối dây điện.

+ Các thiết bị sử dụng điện, tần suất: 1 lần/tháng

  • Hiệu chỉnh lại các thiết bị nếu thấy các điều chỉnh trước đó không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị hiện trạng cho phép ban đầu;
  • Kiểm tra độ tiếp điện của dây dẫn và các thiết bị;
  • Siết chặt bulong, đai ốc;
  • Hiệu chỉnh các thông số hồi lưu;
  • Thử và kiểm tra quy trình điều khiển.

+ Nhà điều hành, tần suất: 1 lần/tháng

  • Kiểm tra đường điện, cầu dao, quạt hút.

+ Ống dẫn nước thải, dẫn khí, dẫn bùn, dẫn hóa chất, tần suất: 1 lần/tháng

  • Cố định ống, tránh vỡ ống, tắc nghẽn đường ống;
  • Kiểm tra van, đấu nối các ống;
  • Hàn, dán keo và cố định ống khi có sự cố xảy ra;
  • Vệ sinh đường ống: Vệ sinh để không nghẹt rác, bùn.

+ Bảo trì màng MBR (đối với các hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ màng MBR)

  • Ngâm màng bằng hóa chất để tái sinh màng và tẩy rửa những mảng bám vô cơ, tần suất 6 tháng/lần;
  • Kéo màng vệ sinh rửa thủ công và lắp lại khi áp lực màng quá cao, tần suất 1 năm/lần;
Vận hành bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Vận hành bảo trì hệ thống xử lý nước thải (ảnh minh họa)

3.3. Các công việc khác

- Làm sạch và vớt rác trong ngăn thu nước thải: hàng tuần;

- Nạo vét và hút bùn trong bể chứa bùn: hàng quý;

- Vớt sạch váng, bọt nổi tại bể lắng: Hàng tuần hoặc khi xuất hiện;

- Thử và kiểm tra phao báo mực nước bể thu gom, bể điều hòa;

- Tình trạng bệ sàn: kiểm tra bằng mắt thường;

- Kiểm tra còi báo động, đèn báo, dừng khẩn cấp, dừng cảnh báo;

- Kiểm tra quy trình chạy tự động – bằng tay;

- Kiểm tra tình trạng đóng/mở, kiểm tra rò rỉ của van khóa (3 tháng/lần);

- Kiểm tra chiều cao lớp bùn trong bể lắng, điều chỉnh thời gian hoạt động của bơm bùn;

- Kiểm tra các bất thường khác bằng mắt thường.

4. Nhà thầu chuyên vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải

Công ty Môi trường Hợp Nhất sở hữu đội ngũ chuyên gia xử lý nước thải lành nghề, chuyên về thiết kế, thi công, lắp đặt và vận hành các hệ thống xử lý nước. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, Hợp Nhất cung cấp cho doanh nghiệp các kế hoạch bảo trì, dự đoán và phòng ngừa dựa trên phần mềm tự động, giúp hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp được duy trì ổn định, vận hành liên tục, hạn chế xảy ra sự cố và tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

Nếu Anh/Chị đang tìm nhà thầu chuyên vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải, Anh/Chị có thể liên hệ trực tiếp Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin về tần suất hoặc công việc bảo trì cụ thể hơn.

gọi nhanh hotline

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:08 24-04-2025)
Ô nhiễm không khí và nước thường xuất hiện khi khối lượng than đá sử dụng trên toàn cầu không ngừng gia tăng. Khi ...
(09:33 24-04-2025)
Có một số nhà hàng thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường; có một số được miễn đăng ký môi trường và ...
(08:54 23-04-2025)
Các cơ sở chăn nuôi/trang trại cần có biện pháp kiểm soát và quản lý tốt nước thải chăn nuôi không chỉ để bảo ...
(09:03 22-04-2025)
Dù quy mô của bến xe là lớn hay nhỏ cũng cần trang bị hệ thống xử lý nước thải để tuân thủ các quy định của ...
(10:51 21-04-2025)
Các công ty dệt nhuộm cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường, trong đó thực hiện các hồ sơ môi ...
(11:02 19-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768