Covid-19 có thể gây ra khủng hoảng về lương thực
Đã kiểm duyệt nội dung
Covid-19 đà là đại dịch đe dọa toàn cầu về con người và nền kinh tế. Mới đây nhất một dự báo về cuộc khủng hoảng lương thực kéo dài trong thời gian sắp tới.
Ở một số bản tin tức trước, công ty môi trường Hợp Nhất đã chia sẻ một số thiệt hại về người và kinh tế do Covid-19 gây ra. Hiện nay, số ca nhiễm mới và tử vong vẫn tăng đều mỗi ngày tại một số quốc gia. Gần như mọi hoạt động sản xuất đều bị ngưng đọng khiến một nguồn cung ứng thực phẩm cần thiết cho nhu cầu sống của con người mất đi.
Đứt gãy nguồn cung ứng lương thực
FAO – là tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc vừa có những đánh giá, phân tích và đưa một lời cảnh báo về hiện trạng đứt gãy nhiều nguồn cung ứng, sản xuất lương thực. Nếu không có phương thức quản lý, phục hồi tốt thì nhiều quốc gia sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng.
Đại dịch Covid-19 gây nhiều thách thức, khó khăn trong công tác phòng chống và hầu hết các quốc gia đều phải tạm ngưng các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,…và thậm chí là lệnh phong tỏa toàn quốc cũng được ban hành tại một số quốc gia.
Con số thống kê từ FAO cho thấy, trên thế giới hiện nay có khoảng trên 113 triệu người dân thuộc diện nghèo đói và buộc Chính phủ các nước phải hỗ trợ lương thực. Ngoài ra, toàn cầu cũng có gần 12% người dân (khoảng 820 triệu người) đang ở diện thiếu lương thực, thực phẩm dùng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Trong số này thì những quốc gia chậm phát triển và cụ thể là người dân thuộc diện nghèo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng “găm hàng – độn giá” chắc chắn sẽ xuất hiện. Lệnh phong tỏa từ nhiều quốc gia bên cạnh việc chống lây lan Covid-19 thì vô tình lại đang hạn chế một số hoạt động thương mại, trong đó bao gồm cả việc nhập – xuất nguồn lương thực.
Một lời cảnh báo đe dọa về tình hình an ninh lương thực sẽ diễn ra đã được các chuyên gia kinh tế dự báo. Tình trạng tích trữ lương thực từ đại đa số người dân sẽ gây nhiều thách thức lớn về sự thiếu hụt lương thực cho mỗi quốc gia khi các hoạt động chưa thể trở lại bình thường, đặc biệt là một số nước chưa thể khống chế được đại dịch như: Mỹ, Đức, Ý, Pháp, Anh,…
Tình trạng thực tế về nguồn lương thực tại một số quốc gia
Việc hạn chế đi lại trong đại dịch Covid-19 đang là một trong những thách thức rất lớn với nhiều quốc gia:
- Tại Philipppines: người nông dân đang phải đối mặt với thực trạng: “trồng gì ăn đấy”, không thể đi lại để trao đổi, mua bán rau thịt.
- Tại Cameron: nông dân ở các vùng cao nguyên đối mặt với tình trạng thiếu kho dự trữ hoa màu vì khó khăn ở các công tác vận chuyển và đóng gói trong lệnh phong tỏa.
- Trung Quốc: hiện quốc gia này đã dự trữ một lượng lớn lương thực từ nhập khẩu và hạn chế các hoạt động xuất khẩu
- Nga: hiện đã ngừng xuất khẩu mọi mặt hàng ngũ cốc trong gần 3 tháng từ ngày 10/4 đến ngày 30/6 khiến toàn cầu đang rơi vào tình trạng thiếu hụt bột mì và ngũ cốc.
Hiện nay, đại đa số các quốc gia vẫn có đủ thực phẩm thiết yếu thế nhưng sẽ chẳng ai đoán trước được chuyện gì sẽ xảy ra nếu như cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 này kéo dài thêm. Nếu như tình trạng này kéo dài đến các mùa thu hoạch ở các nước xuất khẩu lương thực thì tình trạng mất cân bằng giữa cung – cầu cùng với khó khăn trong vân chuyển thì tình trạng tồi tệ nhất sẽ diễn ra tại các nước phụ thuộc vào lương thực nhập nhẩu.
Ở Việt Nam, việc kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 cho phép các hoạt động trở lại bình thường thế nhưng mối lo liên quan đến ô nhiễm môi trường xuất phát từ những vi phạm trong xử lý khí thải, xử lý nước thải, chất thải,...của một số doanh nghiệp lại đang khiến cuộc sống người dân và hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng.