Covid-19 làm giảm ô nhiễm không khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Với diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng của dịch Covid-19, các quốc gia trên giới ngày càng chú trọng và cảnh giác đối với sự nguy hiểm khó lường căn bệnh này. Các quốc gia như Anh, Trung Quốc, Pháp hoặc Australia áp dụng lệnh phong tỏa trên diện rộng. Chính phủ các nước áp dụng nhiều biện pháp cách ly, buộc người dân ở nhà, hạn chế ra ngoài đường nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Do đó, tình hình ô nhiễm môi trường được cải thiện và cũng giảm xuống đáng kể.
Vì sao Covid-19 lại có thể giảm ô nhiễm không khí? Cùng công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Chất lượng không khí được cải thiện nhờ Covid-19
Thống kê của Carbon Brief, so với cùng kỳ thì lượng tiêu thụ than đá cho các hoạt động nhiệt than giảm đến 36%, lượng than cốc giảm 23%, lượng NO2 ứng dụng cho hoạt động vệ tinh giảm 37%, trữ lượng tinh chế dầu giảm 34%.
Theo số liệu thống kê, nhờ có quy định này mà các hoạt động giao thông vận tải cũng hạn chế thải ra nhiều hóa chất độc hại, hoạt động công nghiệp giảm xuống đáng kể. Các quốc gia trên toàn cầu dưới tác động của lệnh phong tỏa dịch Covid-19 có hiệu quả bất ngờ đối với sự biến đổi của khí hậu.
Theo các nhà khoa học, mức độ ô nhiễm không khí tại nhiều quốc gia được cải thiện. Các hoạt động phát thải cũng nhờ thế giảm xuống đáng kể. Vì không phải hứng chịu sự phát thải của chất thải độc hại mà lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực đang liền lại một cách bất ngờ.
Cơ quan Môi tường châu Âu (EEA) cho biết, 2 thành phố lớn ở Italia gồm Rome và Milan có nồng độ ô nhiễm không khí giảm xuống 50%. Bên cạnh đó, sự sụt giảm một lượng lớn khí thải nito dioxide (NO2) – loại khí độc phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, ô tô hoặc khu vực Thung lũng Po ở miền bắc nước Ý. Con sông Venice (Ý) vốn là địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng những ngày dịch bệnh lại vắng vẻ hơn. Số lượng khách tham quan ngày càng ít, nên khi di chuyển trên thuyền, người dân càng bất ngờ hơn khi thấy dòng nước trong veo bất ngờ.
Còn ở Paris (Pháp), các cơ quan giám sát chất lượng và xử lý khí thải ghi nhận mức ô nhiễm không khí ở đây cũng giảm khoảng 30%. Ở Anh, lượng khí thải ở London lại thấp hơn nhiều so với 02/2019 trước đó; ngoài ra lượng bụi mịn ở Anh cũng giảm hơn một nửa.
Ở Trung Quốc, ghi nhận được lượng khí thải CO2 giảm hơn ¼ (200 triệu tấn) trong 4 tuần liền. Lượng khí CO2 ước tính chỉ bằng ½ lượng CO2 của nước Anh thải ra ngoài môi trường trong vòng một năm. Các dữ liệu từ vệ tinh cũng cho biết, khí thải NO2 ở Trung Quốc giảm mạnh. Từ khu vực Vũ Hán, Hồ Bắc sau đó lan rộng ra nhiều thành phố khác khiến lượng khí thải ô nhiễm cũng giảm đáng kể trong 2 tuần giữa tháng 2/2020.
Tất cả những tín hiệu tích cực trên là kết quả của việc hạn chế sự di chuyển của các phương tiện giao thông nên giảm được khí thải xe cộ. Một số cơ sở khu vực công nghiệp hạn chế việc sản xuất hoặc ngưng hoạt động cũng góp phần hạn chế sự phát thải vào không khí.
Nhờ sự phong tỏa vì Covid-19 mà người dân không phải tiếp xúc với khí thải ô nhiễm. Bởi lẽ ô nhiễm không khí có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe của con người. Một số căn bệnh có liên quan như đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi hoặc gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp và nghiêm trọng hơn kìm hãm sự phát triển của trẻ em.
Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, các lỗ hổng của tầng ozone đang dần thu hẹp lại góp phần giảm tác động trên bán cầu Nam. Đây là kết quả của việc cắt giảm hóa chất từ các khu vực có nên công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhất là Trung Quốc.
Ở Austraylia, quốc gia này thường chịu hạn hán và nạn cháy rừng thường xuyên. Đó là hậu quả khi dòng khí lưu ở Nam Cực thay đổi đã ảnh hưởng lớn đến lượng mưa và dòng hải lưu ở bán cầu Nam. Tuy nhiên, các dòng khí lưu này đã ngừng di chuyển về phía Nam nên lỗ thủng tầng Ozone bắt đầu lành lại. Nhờ vậy, tình trạng hạn hán ở nhiều quốc gia cũng được cải thiện đáng kể.
Xem thêm bài viết về ô nhiễm không khí và xử lý khí thải!