Cuộc khủng hoảng kinh tế và môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Phát triển kinh tế cùng với công nghiệp hóa và gia tăng dân số dẫn đến nhiều cuộc khủng hoảng sinh thái. Hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các vấn đề do nền kinh tế công nghiệp phát triển nhờ nhiên liệu hóa thạch đều gắn liền với quá trình khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các tác động trực tiếp của con người làm giảm sự đa dạng và mức độ phong phú tài nguyên sẵn có phục vụ cho các mục đích tăng trưởng kinh tế.
Làm sao để quản lý, xử lý môi trường triệt để và hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hệ sinh thái? Đây vẫn là bài toán khó đối với các cơ quan chức năng trong suốt nhiều năm qua!
Cuộc khủng hoảng hệ thống kinh tế và môi trường
Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kép gồm kinh tế và sinh thái. Mặc dù thuộc hai dạng riêng biệt nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thúc giục con người phải có cách suy nghĩ lại trong việc sử dụng tài nguyên phục vụ cho những nhu cầu của mình. Các mô hình sản xuất, tiêu dùng trong nền kinh tế truyền thống phải được thay đổi theo hướng bền vững và thân thiện hơn.
Sự khác biệt giữa thu nhập trung bình các hộ gia đình với tăng trưởng kinh tế trở thành đặc điểm của nhiều nền kinh tế. Ở những nước kém phát triển hơn, hàng tỷ người có mức thu nhập bình quân rất thấp, hàng trăm triệu người bị suy dinh dưỡng và hơn 1 tỷ người không tiếp cận được với nước sạch.
Cuộc khủng hoảng sinh thái thực chất là sự khủng hoảng của kinh tế. Hệ thống kinh tế theo định hướng tăng trưởng đi kèm với sự hủy hoại môi trường nghiêm trọng bao gồm ô nhiễm, mất đa dạng sinh học, cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát sinh chất thải. Hơn nữa tiêu thụ năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính đang gia tăng với tốc độ cao.
Sự thiếu hụt năng lượng làm gia tăng sự cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu, mặc khác với sự ra đời hàng loạt công nghệ mới, sự tan rã của xã hội, chiến tranh, ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính tiếp tục làm tăng mức độ phức tạp.
Trong thời gian dài, lo ngại về môi trường trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi sự thay đổi mô hình chẳng hạn như cải thiện đời sống con người, xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng, bảo tồn tài nguyên và giảm rủi ro môi trường. Khái niệm nền kinh tế xanh xuất hiện và được phát triển như một cách tiếp cận thay thế đầy hứa hẹn trong phát triển kinh tế.
Thiên nhiên ở châu ÂU, Bắc Mỹ, Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới bị con người thay đổi nhiều trong hàng thế kỷ qua, nếu không muốn nói hàng thiên niên kỷ. Khoa học hiện đại cùng các hình thức sản xuất đã và đang gây ra tình trạng độc canh, khí thải độc hại, khủng hoảng sinh thái gây ra những sự phức tạp hơn về tự nhiên và môi trường.
Đánh giá tác động môi trường
Lập ĐTM là bước quan trọng tập trung vào các phân tích tác động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời đây cũng là bước quan trọng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá tác động, phương pháp tiếp cận toàn diện hơn đối với môi trường và xã hội. ĐTM là sự tích hợp các dữ liệu quan trọng liên quan đến sức khỏe, ảnh hưởng kinh tế và thay đổi của các yếu tố môi trường, hệ thực, động vật, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đất đai, tài nguyên thiên nhiên,…
Ngoài ra, đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM) bao gồm chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển của các dự án. Có vai trò quan trọng như ĐTM, ĐCM như công cụ phát triển bền vững gắn liền với chính sách, quy hoạch, chiến lược thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Chẳng hạn như Việt Nam, hệ thống quản lý môi trường yêu cầu các doanh nghiệp thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM, ĐCM phải tiến hành thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ đầy đủ trước khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.