Cuộc sống làng chài ven sông Sài Gòn
Đã kiểm duyệt nội dung
Sống chung với ô nhiễm, người dân ở khu vực ven sông Sài Gòn dường như đã chấp nhận với sự thật này khi mà tình trạng này diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Càng xử lý môi trường lại càng khiến tình trạng ô nhiễm trở nên nặng nề hơn. Nó diễn biến phức tạp và hoành hành nghiêm trọng hơn ở những khu vực đô thị, thành phố, đặc biệt là khu vực ven sông với những làng chài ngày ngày kiếm sống bằng nghề chài lưới, đánh bắt cá.
Cuộc sống lầm lũi của làng chài ven sông
Lênh đênh bấp bênh xuôi theo dòng nước hiền hòa của sông Sài Gòn vào thời khắc trời chuyển thu. Làng chài ven sông thấp thoáng hiện lên nhỏ bé giữa dòng đời tất bật, hối hả dưới cái nắng chói chang của Sài Gòn. Trái ngược hẳn với khung cảnh này, xa xa là cảnh tàu thuyền tất tả ngược xuôi “gánh” trên mình những mẻ hàng hóa khổng lồ nhộn nhịp tiếng tàu vang vọng và cảnh bốc dỡ xáo động một góc trời.
Làng chài vẫn lặng lẽ đứng đó, êm đềm, có chút cô đơn trái ngược hẳn với không khí nhộn nhịp ngoài kia. Người ta đã quá quen thuộc với những làng chài ven sông, dù nắng gắt hay mưa giông, những ngôi nhà tạm bợ vẫn đứng đó, sừng sững vượt qua những sóng gió của đời và của thiên nhiên.
Người ta vẫn hay ví von những làng chài như vậy như những điểm nhấn của bức tranh muôn màu muôn vẻ của phố thị xa hoa. Nhưng mấy ai hiểu được, cuộc sống của họ đang từng ngày từng giờ phải đánh cược với sự khắc nghiệt của đời sống mưu sinh và môi trường sống ô nhiễm.
Đi dọc ven sông Sài Gòn, bạn có thể nhận thấy điểm chung của những làng chài này là khá xơ xác và tiêu điều. Không gian xung quanh hoang vắng với nhiều đám cỏ dại, ngôi nhà hiện lên được che chắn tạm bợ bởi những mảnh cọc, vách ngăn tạm bợ hay thậm chí những chiếc thuyền xếp lại nhờ những tấm bạt to lớn.
Cuộc sống không cho phép và không đủ điều kiện, những con người này đành sinh sống bằng nhiều nghề như đánh bắt cá, chài lưới hoặc thu nhặt ve chai, đi bốc vác, phụ hồ.
Dù vất vả là thế, họ vẫn cố bám trụ ở đây quanh năm, mặc nắng mưa dãi dầm, họ làm việc quần quật từ sáng đến tối khuya chỉ để lo cho cuộc sống gia đình. Bạn biết đấy, đất Sài Gòn này làm gì phân biệt được khi nào mưa khi nào nắng, những cơn mưa giông bất chợt cũng đủ làm người ta kiệt sức huống chi làng chài yếu ớt lầm lũi, cố chống chọi vật lộn khi dòng nước chảy cuồn cuộn, dữ dội hơn. Sống trong nơm nớp lo sợ là thế, nhưng điều họ lo lắng nhất là ô nhiễm.
Sống chung với ô nhiễm
Với kinh nghiệm xoay sở với thiên nhiên, có lẽ, điều khiến họ sợ nhất vẫn là ô nhiễm – nguy hiểm luôn rình rập và làm thay đổi quá nhiều cuộc sống. Nếu như trước đây, với những người dựa vào những mẻ cá đầy ắp thuyền bắt được cá lớn, cá nhỏ cũng kiếm được kha khá. Ấy thế mà giờ đây, nhiều người dù lặn lội, xuôi dòng từ nơi này đến khu vực khác mà cũng chỉ vỏn vẹn vài cân cá.
Sự thay đổi này có lẽ bắt nguồn từ nguồn nước bị ô nhiễm khiến tôm, cá không thể sống sót. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ sự việc ô nhiễm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, chỉ trong một thời gian ngắn, người ta ước tính được có đến hàng chục tấn cá bị chết nổi lềnh bềnh tạo nên cảnh tượng hết sức ám ảnh.
Sông Sài Gòn cũng vậy, dòng nước không còn trong xanh mà thay vào đó là người ta ồ ạt xả thải nào là nước sinh hoạt từ khu dân cư, nước thải nhà máy sản xuất, nước thải công nghiệp, nước thải rửa xe,… cứ thế tuôn thẳng ra ngoài môi trường thì loài cá nào có thể sống sót nổi.
Chưa kể vào những ngày nắng hanh khô, rác thải từ đâu ùn ùn kéo đến ứ đọng quanh mé bờ sông với đủ loại rác từ vỏ hộp, túi nilon, bao bì cho đến thùng lớn, vỏ chai, lá cây và nguy hiểm nhất vẫn là xác động trôi nổi khắp nơi.
Ngày trước, mặc dù cuộc sống chưa đủ tiện nghi nhưng họ vẫn sống vui vẻ, yêu đời và lạc quan biết mấy. Cho đến thời điểm hiện tại, sống chung với ô nhiễm, tiếp xúc với nguồn nước bẩn kèm với mùi hôi thối từ rác thải đã khiến cuộc sống của họ đã khó khăn thì ngày càng khó hơn. Không chỉ giảm sút về nguồn thu nhập mà họ còn mắc phải nhiều căn bệnh như lở loét, viêm da, viêm đường hô hấp, viêm phổi và thậm chí là ung thư.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất hiện nay đã và đang nỗ lực hợp tác cùng nhiều doanh nghiệp để xử lý các nguồn thải, hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đến cuộc sống người dân!