Đặc tính của công nghệ MBR trong xử lý nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Công nghệ màng MBR dường như đã quá quen thuộc với các kỹ sư công trình, xuất hiện trong nhiều dự án xử lý nước thải vừa và lớn. So với MBBR thì MBR có tần suất phủ sóng rộng rãi nhất. Một trong những lý do để nó được ưa chuộng vì giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư, thời gian cũng như hỗ trợ tối đa trong công tác vận hành hệ thống.
Vậy vì sao nhiều người lại ưu tiên sử dụng công nghệ MBR? MBR ứng dụng khi nào, phù hợp với công suất, loại nước thải nào? Muốn biết thêm các vấn đề quan trọng này, cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé!
Khi nào phải ứng dụng màng MBR?
So với các công nghệ khác, màng MBR chủ yếu dùng cho các nguồn thải có nồng độ ô nhiễm tương đối lớn. Một điểm lưu ý khác, MBR phù hợp hơn với khu vực lắp đặt HTXLNT có quy mô, diện tích nhỏ. Vì thế, chủ đầu tư muốn tiết kiệm chi phí đầu tư thì MBR chính là sự lựa chọn lý tưởng nhất.
Màng MBR thích hợp với loại nước thải nào?
Như chúng tôi đã giới thiệu trong những bài viết trước, màng MBR có ưu điểm thích nghi tốt với nhiều loại nước thải. Màng MBR với sự kết hợp giữa quá trình vi lọc và siêu lọc làm tăng khả năng giữ lại bùn lắng. Tuy nhiên, theo thực nghiệm thì công nghệ MBR vẫn thích hợp, sử dụng rộng rãi cho nước thải sinh hoạt hoặc xử lý nước thải y tế phòng khám.
MBR tích hợp các màng lọc có kích thước nhỏ nên dễ dàng loại bỏ nhiều cặn bẩn, chất rắn lơ lửng. Trong khi đó, nước thải sinh hoạt, y tế chứa nhiều thành phần cặn lắng còn nước thải công nghiệp chủ yếu chứa các thành phần ô nhiễm đặc trưng (kim loại nặng, hóa chất, dung môi, thuốc trừ sâu,…) rất khó xử lý.
MBR hoạt động với tải lượng cao, hiệu suất phân tách bùn, nước khá hiệu quả. Ngoài ra, khi dùng công nghệ này, dự án còn tiết giảm được bể lắng nước thải. Nhờ vậy mà giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí xây dựng ban đầu.
Công suất nào phù hợp với màng MBR?
Thông thường, sức chịu tải của màng MBR khá lớn. Công suất phù hợp nhất với công nghệ này thường dưới 1.000 m3. Cho nên tùy theo lưu lượng nước thải mà chủ dự án chủ động lên phương án thiết kế, lắp đặt hệ thống phù hợp.
Nhược điểm lớn nhất của công nghệ MBR thể hiện chủ yếu ở khả năng chịu tải MLSS > 10.000 mg/L đã tác động đến sự thích ứng của công nghệ màng. Do đó, cần lựa chọn công suất thiết kế sao cho phát huy hiệu quả khả năng xử lý nguồn thải.
Khi nào thì cần thay thế, sửa chữa màng lọc MBR?
Màng MBR đòi hỏi phải được sửa chữa, thay thế thường xuyên. Tuổi thọ của màng thường dao động từ 2 – 5 năm. Khi có quá nhiều vấn đề phát sinh, màng MBR rất dễ xuống cấp, bị đứt/dãn nên cần phải thay thế màng mới.
Màng MBR rất dễ bị bám bẩn, thường xuyên bị tắc nghẽn khi tham gia xử lý nguồn thải có tải trọng ô nhiễm hữu cơ lớn. Thông thường, để tăng hiệu quả của màng MBR, định kỳ 3 – 6 tháng cần rửa màng bằng hóa chất để loại bỏ hết vi khuẩn, làm sạch màng tối ưu.
Một lưu ý khác cũng quan trọng chẳng kém cần thay thế màng MBR khi có những dấu hiệu như nguồn nước sau xử lý nhiều cặn bẩn, quá trình xử lý sinh học không đảm bảo hiệu suất, nguồn VSV trên màng yếu không loại bỏ hết hợp chất ô nhiễm,… Nếu xuất hiện những vấn đề bất thường, bạn cần tiến hành thay thế màng lọc MBR mới để tránh không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn hệ thống.
Hiện nay vì tiêu chuẩn xả thải ngày càng được nâng cao nên người ta không ngừng cải tiến màng MBR với nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Vậy làm thế nào để tích hợp công nghệ MBR hiệu quả đúng kỹ thuật?
Hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất để được tư vấn thiết kế hệ thống XLNT chuyên nghiệp qua Hotline 0938.857.768 với nhiều thông tin đầy đủ hơn nhé!