Đặc trưng của 5 loại nước thải công nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhiều ngành công nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các quy trình sản xuất tạo ra nhiều nước thải. Hầu hết các ngành công nghiệp hiện nay có xu hướng giảm thiểu sản xuất hoặc tái chế chất thải để tránh tác động đến môi trường. Vì thế mà xử lý nước thải công nghiệp cũng bao gồm nhiều cơ chế và quy trình xử lý.
Vậy đặc trưng và quy trình xử lý cho các ngành công nghiệp này diễn ra như thế nào và hiệu quả ra sao, mời bạn cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
1. Nước thải nhà máy nhiệt điện
Nước thải từ các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch, nhà máy đốt than chứa hàm lượng kim loại lớn như chì, thủy ngân, cadium, crom, asen, selen cùng nhiều hợp chất nito.
Các hệ thống xử lý khí thải lò đốt kiểu ướt chuyển chất ô nhiễm vào nguồn nước.
Các nhà máy nhiệt điện than sử dụng hồ tro làm chất lắng bề mặt để loại bỏ hết chất rắn lơ lửng.
Công nghệ xử lý này dễ kiểm soát nguồn ô nhiễm như xử lý tro bay, kết tủa hóa học, xử lý nước thải sinh học (bùn hoạt tính), hệ thống màng hoặc bay hơi kết tinh.
Cải tiến công nghệ có bổ sung thêm màng trao đổi ion, hệ thống thẩm tách điện cho phép hiệu quả xử lý cao, khử hoàn toàn lưu huỳnh để đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải.
2. Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm
Đặc tính của nước thải từ hoạt động chế biến nông sản và thực phẩm có lưu lượng lớn, có thể phân hủy sinh học và ít độc hại.
Nguồn thải thực phẩm thường phức tạp do hàm lượng BOD, TSS lớn và pH thay đổi bất thường phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu như rau quả, thịt được chế biến theo mùa.
Các cơ sở rửa rau tạo ra nhiều chất dạng hạt, chất hữu cơ hòa tan, thuốc trừ sâu và chất hoạt động bề mặt.
Nhà máy chế biến sữa chứa BOD và TSS.
Cơ sở giết mổ tạo ra nước thải nhiều chất hữu cơ, máu, ruột, vi khuẩn, dầu mỡ, nito hữu cơ và amoniac.
Các hoạt động chế biến thực phẩm như vận chuyển nguyên liệu, làm sạch thiết bị, đóng chai và rửa sản phẩm cũng tạo ra nguồn thải lớn.
Và phương pháp xử lý lắng và lọc là cách tốt nhất để giảm tải chất rắn hữu cơ lơ lửng ra khỏi nguồn thải.
3. Nước thải ngành hóa chất
Tùy thuộc vào loại hóa chất sản xuất mà nước thải sẽ chứa nhiều hòa chất hữu cơ dạng khối, phenol, benzen, thuốc trừ sâu, nhựa hoặc sợi tổng hợp.
Nước thải còn ô nhiễm kim loại như crom, đồng, chì, niken và kẽm.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là phép đo tổng cho các chất ô nhiễm hữu cơ, và có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý sinh học và được sử dụng một số thông số quy định trong giấy phép xả thải vào nguồn nước.
4. Nước thải ngành giấy và bột giấy
Ngành sản xuất giấy và bột giấy với đặc trưng nước thải chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, dioxin, furan, phenol.
Các nhà máy giấy chỉ nhập khẩu giấy chỉ yêu cầu xử lý sơ cấp đơn giản như lắng cặn hoặc tuyển nổi không khí hòa tan.
Khi tải lượng BOD, COD và chất hữu cơ tăng lên phải yêu cầu xử lý sinh học như bùn hoạt tính, bể phản ứng sinh học kỵ khí dòng chảy ngược.
Đối với dòng chải có chất vô cơ cao phải yêu cầu xử lý bậc 3 hoặc xử lý nước thải nhà máy giấy bằng màng siêu lọc, thẩm thấu ngược để loại bỏ chất gây ô nhiễm.
5. Nước thải ngành dệt may
Các chất ô nhiễm từ các nhà máy dệt may chứa BOD, SS, dầu mỡ, sunfua, phenol và crom lớn. Đặc biệt nước thải này chứa nhiều thuốc nhuộm tổng hợp.
Mỡ động vật trong nguồn thải này nếu không bị ô nhiễm thì sẽ được thu hồi để sản xuất mỡ động vật.
Vì thế sau khi xử lý bằng chất tạo bông và polyme phải có tác dụng kiểm soát nồng độ BOD, VOC, dầu mỡ, kim loại nặng hay TSS.
Tư vấn thiết kế hệ thống để xử lý nước thải là dịch vụ nổi trội và là thế mạnh của Hợp Nhất, Quý Doanh nghiệp có bất kỳ nhu cầu hoặc thắc mắc nào hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!