Đặc trưng của các giai đoạn xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
HTXLNT có chức năng duy trì và làm sạch nước theo quy trình được thiết lập, vận hành sẵn có. Tất cả quy trình để xử lý nước thải từ những hệ thống hiệu quả, đều có các giai đoạn xử lý sơ cấp, thứ cấp cùng các hệ thống sinh học nổi bật.
Sự khác biệt giữa xử lý sơ cấp và thứ cấp
Có rất nhiều sự khác biệt giữa xử lý sơ cấp và thứ cấp. Nếu như xử lý chính thông qua quá trình lắng bằng cách lọc chất ô nhiễm. Chúng bị tách ra khi đưa qua bể chứa và hệ thống lọc. Quá trình xử lý thứ cấp thường xảy ra thông qua ao lọc sinh học, sục khí, oxy hóa và sự tương tác các chất thông qua quá trình này.
- Xử lý sơ cấp: chủ yếu loại bỏ hạt lơ lửng bằng cách sàng lọc, loại bỏ sạn trong giai đoạn lắng.
- Xử lý thứ cấp: với quá trình bổ sung quan trọng với lọc sinh học như sử dụng bộ lọc tiếp xúc, lọc nhỏ giọt. Sục khí là bước tiếp theo để VSV oxy hóa chất hữu cơ. Vi khuẩn tiêu thụ tạp chất chuyển đổi chất thải thành năng lượng, cacbon dioxide và nước.
Sự khác biệt giữa xử lý sơ cấp và thứ cấp
- Điểm khác biệt lớn nhất là quá trình phân hủy chất thải. Ở giai đoạn sơ cấp, chất thải thông qua quy trình vật lý với thiết bị. Còn thứ cấp sử dụng phương pháp sinh học thông qua vi khuẩn.
- Quá trình xử lý ban đầu loại bỏ hạt có kích thước lớn còn thứ cấp thì loại bỏ những hạt nhỏ hơn như chất hữu cơ hòa tan, lơ lửng. Lắng và lọc là quá trình liên quan giai đoạn sơ cấp, trong khi đó thì quá trình phân hủy sinh học xảy ra thông qua đơn vị hiếu khí – kỵ khí trong thứ cấp.
- Về thời gian xử lý thì giai đoạn sơ cấp cần ít thời gian hơn nhưng thứ cấp cần rất nhiều thời gian để VSV tiêu thụ hết chất thải hữu cơ.
Một số bể xử lý nước thải sinh học thông dụng
Thông qua việc dùng bể phản ứng để XLNT giúp tăng cường lợi ích và vai trò của VSV xử lý nước thải. Dưới đây là một số bể phản ứng thường dùng nhất:
- Bể bùn hoạt tính: sử dụng VSV hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ. Nước thải sau xử lý hoàn toàn không chứa chất rắn, chất hữu cơ khác. Quy trình bùn hoạt tính bao gồm bể sục khí và hệ thống thu gom bùn thải.
- Bể phản ứng sinh học màng MBR: đây là bể tạo ra chất lượng hơn để tái sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Bể phản ứng sinh học này giúp cho việc nâng cấp hệ thống XLNT cũng dễ dàng hơn. MBR có thể kết hợp cùng quy trình bùn hoạt tính để làm giảm thành phần ô nhiễm thường đặt chìm hoặc bên ngoài hệ thống.
- Bộ lọc sinh học: chủ yếu chứa bộ lọc cát hoặc cacbon hoạt tính. Bộ lọc sinh học giúp phân hủy hợp chất nito, photpho cùng các chất dinh dưỡng trong chất thải. Phương pháp lọc thu giữ chất gây ô nhiễm khác trong nước thải cùng các phân tử cacbon hữu cơ.
- Bộ lọc nhỏ giọt: thiết kế với vật liệu lọc trên bề mặt, VSV bám vào vật liệu để khử chất thải với hiệu quả xử lý đến 85% chất hữu cơ dễ hòa tan.
- Bể phản ứng màng sinh học MBBR: là giải pháp XLNT phổ biến nhất sử dụng màng sinh học polyetylen để XLNT và sục khí. Chất mang sinh học hiệu quả và diện tích bề mặt giá thể giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn cần thiết để phân hủy chất thải. Những VSV có vai trò phân hủy sinh học với tốc độ cao với ưu điểm hệ thống nhỏ gọn, có thể dễ dàng mở rộng hơn nhiều so với các hệ thống khác.
Bạn hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất để được tư vấn thiết kế hệ thống XLNT một cách chi tiết và đầy đủ nhất về dịch vụ của chúng tôi. Duy trì nguồn cấp nước an toàn là điều quan trọng để ngăn chặn ô nhiễm. Điều quan trọng là HTXLNT của bạn phải được thiết kế, vận hành bởi đội ngũ kỹ sư chuyên sâu với chuyên môn đảm bảo chất lượng nước được duy trì.
Các giai đoạn triển khai giải pháp XLNT rất phức tạp, vì thế với kinh nghiệm 8 năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường thì Công ty môi trường Hợp Nhất chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thiện các yêu cầu một cách chất lượng và hiệu quả nhất.