Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Đặc trưng của nước thải ngành chế biến thủy sản


6735 Lượt xem - Update nội dung: 23-02-2023 16:00

Đã kiểm duyệt nội dung

Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản là có mùi hôi tanh, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao do chứa nhiều vụn thủy sản trong quá trình sơ chế nguyên liệu chế biến và vệ sinh thiết bị, nhà xưởng. Ở mỗi công đoạn, thành phần ô nhiễm trong nước thải sẽ khác nhau nhưng đều cần được xử lý trước khi xả ra môi trường để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. 

Nước thải ngành chế biến thủy sản
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản là có mùi hôi, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao 

1. Nguồn phát sinh nước thải ngành chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy hải sản phát sinh được phân thành 2 loại là: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt.

- Nước thải trong quá trình sản xuất: Đây là nguồn nước thải đến từ các hoạt động như: rửa trang thiết bị - máy móc, nước vệ sinh từ các khu chế xuất hay nhà xưởng. Chúng đến từ các khâu: nhập - sơ chế - chế biến nguyên liệu.

Đặc trưng trong nước thải sản xuất là chứa nhiều thành phần các chất hữu cơ: các chất béo, protein, cặn bã, vi sinh vật, dầu mỡ và chất rắn lơ lửng. Tùy thuộc vào các nguyên liệu: cá, tôm,...hay các phụ liệu: phẩm màu, chất tẩy rửa,...thì thành phần nước thải thủy - hải sản cũng khác nhau. Có thể nói đây là nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường nặng nhất trong ngành chế biến thủy sản.

- Nước thải sinh hoạt: từ các khu vệ sinh, khu vực nhà ăn và bếp. Trong nước thải sinh hoạt thì thường chứa một số chất dinh dưỡng, chất tẩy rửa, chất rắn và cặn bã,...

Nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản
Nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản

2. Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản

Nước thải từ ngành chế biến thủy - hải sản thường có lưu lượng tương đối lớn và gây ô nhiễm môi trường. Một số thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải thủy sản: Mùi, chất rắn hòa tan, vi trùng gây bệnh, các chất dinh dưỡng, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ,.... 

Thường thì đây là nguồn nước thải có các chỉ số ô nhiễm cao gấp nhiều lần so với quy chuẩn QCVN 11 – 2008, ngành công nghiệp chế biến thủy sản:

  • COD nằm trong khoảng 500 – 3000 mg/l.
  • BOD từ 300 – 2000 mg/l.
  • Nitơ từ 50-200 mg/l.
  • Chất rắn lơ lửng: 200-1000 mg/l
  • Chất hữu cơ với hàm lượng cao và nhiều thành phần khác nhau.
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản

​Chính vì nguyên nhân này, để đạt hiệu quả tốt trong xử lý nước thải thì các đơn vị xử lý nước thải cần phải phân tích các thành phần này một cách chi tiết để đảm bảo được chất lượng nguồn nước sau xả thải.

Có rất nhiều ví dụ thực tế về các hành vi vi phạm trong xử lý nước thải thủy sản và để lại một số ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan và sức khỏe con người. Những bức xúc của người dân được phản ánh trên nhiều mặt báo, phương tiện truyền thông, báo đài,...thế nhưng đây vẫn là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng.

3. Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Xử lý nước thải chế biến thủy sản là bắt buộc đối với ngành thủy sản, dưới đây là sơ đồ công nghệ và quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản.

  • Bước 1: Thu gom, tách rác sơ bộ: Nước thải từ các nguồn phát sinh được dẫn về hố thu gom kết hợp với song chắn rác để loại bỏ rác, chất rắn có kích thước lớn. Việc này giúp tránh tình trạng nghẽn ống, gãy cánh bơm hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của các giai đoạn tiếp theo. 
  • Bước 2: Bể tuyển nổi: Tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan hoặc không hòa tan như dầu mỡ, các hạt rắn lơ lửng dựa trên sự thay đổi về độ tan của áp suất khí khác nhau. Các bong bóng không khí li ti bám dính vào các chất tử rắn lơ lửng trong nước thải và đẩycác hạt lơ lửng nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành một lớp bùn nổi.
  • Bước 3: Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng nước thải và khuấy trộn hoặc sục khí liên tục nhằm tránh tình trạng lắng cặn dưới đáy bể và sinh mùi hôi. Đồng thời tại bể điều hòa cũng cân chỉnh nồng độ pH về mức phù hợp. 
  • Bước 4: Bể xử lý thiếu khí: Khử nitrate-nitrogen thành khí nitơ, N2O hoặc nitrite oxide NO) trong môi trường thiếu khí (anoxic). Một số loài vi khuẩn khử nitrate là Bacillus, Pseudomonas, Paracoccus, v.v...
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản
  • Bước 5: Bể xử lý hiếu khí: Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thải thành metan và các sản phẩm hữu cơ khác. Trong bể, không khí được cấp vào liên tục nhờ máy thổi khí hoạt động 24/24h. Vi sinh vật hiếu khí xử lý chất ô nhiễm, sản phẩm cuối cùng là khí CO2 và H2O.
  • Bước 6: Quá trình lắng: Lắng cặn bùn sinh học từ quá trình xử lý, tách cặn bùn ra khỏi nước thải. Một phần bùn được bơm tuần hoàn trở về bể aerotank, phần còn lạ được dẫn qua bể chứa bùn và xử lý. 
  • Bước 9: Bể khử trùng: Sử dụng một lượng hóa chất cho vào nước thải nhằm diệt mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

4. Chuyên xử lý nước thải chế biến thủy sản

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải chế biến thủy sản và các ngành nghề khác, Môi trường Hợp Nhất đã tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt chuẩn với mức chi phí hợp lý nhất. Các công trình của Hợp Nhất trải dài ở các tỉnh thành từ Bình Định cho đến Cà Mau. 

Hợp Nhất tư vấn tận tình về công nghệ, hỗ trợ nhanh chóng về kỹ thuật và sát cánh cùng khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất. 

Tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải

5. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau:

Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;

Tổng hợp Internet.

Nếu Quý Doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về xử lý nước thải thủy sản hoặc các ngành nghề khác, vui lòng liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768