Đặc trưng của XLNT hiếu khí và kỵ khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Về cơ bản xử lý nước thải là hoạt động sinh hóa, các vsv thực hiện các biến đổi hóa học của nước thải. Các môi trường khác nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quần thể VSV không giống nhau, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả, sản phẩm cuối cùng và mức độ xử lý trong từng quy trình nhất định.
Dù là hệ thống tự hoại hay công nghệ xử lý hiện đại, tiên tiến đều cố gắng tạo ra các môi trường sinh hóa nhằm kiểm soát các quy trình xlnt chuyên dụng.
Hiếu khí, kỵ khí - Hai quá trình xử lý đặc trưng nhất của hệ thống
Trong suốt quá trình xử lý sẽ diễn ra 3 cơ chế biến đổi sinh hóa cơ bản:
- Đầu tiên loại bỏ chất hữu cơ hòa tan gồm cacbon hòa tan (chất tẩy rửa, dầu mỡ, chất thải và BOD).
- Thứ hai là ổn định và phân hủy chất hữu cơ không hòa tan bao gồm thức ăn thừa, rác thải, chất thải rắn hoặc một phần BOD.
- Thứ ba là sự chuyển hóa chất vô cơ hòa tan gồm N và P trong nước thải.
Hai môi trường sinh hóa chính trong cùng hệ thống bao gồm hiếu khí và kỵ khí. Môi trường hiếu khí có xu hướng hỗ trợ chuỗi thức ăn từ vi khuẩn nên chúng có tác dụng đào thải chất hữu cơ bằng đường trao đổi chất dựa trên nền hô hấp hiếu khí. Môi trường kỵ khí thì không có sự xuất hiện của oxy hòa tan. Ngoài ra còn có môi trường yếm khí tạo điều kiện để quần thể VSV hình thành nhiều sản phẩm thứ cấp.
Đặc trưng về phân hủy hiếu khí xử lý nước thải
Ưu điểm của xử lý nước thải hiếu khí có khả năng phân hủy nhanh chóng và hoàn toàn làm sạch nước thải để làm giảm BOD xuống mức thấp nhất. Trong nhiều trường hợp, xử lý hiếu khí được thay thế cho các công nghệ khác. Quá trình này chủ yếu giảm BOD, khử nito, nitrat hóa chất thải.
Vì BOD trong nước thải thô thường rất cao và oxy sẵn có tiêu thụ nhanh chóng bởi nước thải. Nên hầu hết các đơn vị xử lý hiếu khí được thiết kế để cung cấp oxy bổ sung vào nước thải bằng máy sục khí. Các đơn vị xử lý hiếu khí cung cấp môi trường lý tưởng để vi khuẩn phân hủy nhanh chất thải.
Đặc biệt hệ thống nuôi cấy vi sinh cũng được thiết kế kèm theo bằng các màng sinh học gắn trên bề mặt thiết bị. Người ta xây dựng môi trường nhân tạo có sự tham gia các giá thể nằm trong bể xử lý nước thải tương ứng. Bên cạnh đó, bộ lọc cát gián đoạn cũng được sử dụng làm môi trường sinh trưởng giúp vi khuẩn phát triển và tái tạo tế bào mới.
Các hệ thống này có khả năng loại bỏ BOD hiệu quả hỗ trợ tích cực để vi khuẩn nitrat hóa nước thải và loại bỏ nito. Dựa vào những chức năng chuyên biệt của hệ thống này, người ta cũng thường ứng dụng quy trình lò phản ứng theo mẻ (SBR) trong nhiều nhà máy xử lý nước thải.
Đặc trưng về phân hủy kỵ khí xử lý nước thải
Đây là phương án được ứng dụng khá phổ biến trong xử lý nước thải các ngành chăn nuôi. Đối với nguồn thải chứa chất hữu cơ thì quá trình phân hủy kỵ khí sẽ tiến hành xử lý hợp chất này và tạo ra sinh khối ít hơn so với xử lý hiếu khí. Kỵ khí có chức năng ổn định các chất hữu cơ không hòa tan và chuyển hóa các chất rắn này thành sản phẩm dạng khí (CH4) và lỏng.
Vì thế mà phương pháp này thường được thiết kế theo quy trình kỵ khí. Đối với quá trình yếm khí, chất hữu cơ biến đổi thành cacbon dioxide, sản phẩm cuối cùng là rượu và axit. Sau đó chúng được được chuyển hóa kỵ khí thành metan. Xử lý kỵ khí xảy ra chậm hơn nhiều so với phân hủy hiếu khí chất hữu cơ và ở những nơi cần phân hủy nhanh chất hữu cơ thì phải sử dụng quy trình xử lý hiếu khí.
Trong nhiều trường hợp, môi trường yếm khí cũng cần thiết cho quá trình khử nito vì vi khuẩn thực hiện quá trình này đòi hỏi cần điều kiện yếm khí để khử nitrat thành khí nito. Nhiều công nghệ xử lý nước thải có khả năng loại bỏ nito được sử dụng để tạo điều kiện cho quá trình kỵ khí diễn ra thuận lợi hơn.
Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhưng không biết lựa chọn đơn vị thi công nào. Với hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xlnt với đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm và có chuyên môn cao chắc chắn sẽ cung cấp đến Quý KH các giải pháp môi trường tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được công ty môi trường Hợp Nhất hỗ trợ tận tình nhé!