Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Đan Mạch – Việt Nam hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi


891 Lượt xem - Update nội dung: 05-06-2020 08:58

Đã kiểm duyệt nội dung

Với tiềm năng về nguồn năng lượng điện gió ngoài khơi, Việt Nam và Đan Mạch tổ chức hội thảo quan trọng về việc ứng dụng và sản xuất nguồn điện gió ngoài khơi nhằm cung cấp nguồn năng lượng lớn kèm với kế hoạch hướng tới phát triển nền kinh tế xanh và giảm phát thải khí nhà kính.

Điều kiện phát triển nguồn năng lượng này và nội dung của hội thảo sẽ được công ty môi trường Hợp Nhất chia sẻ ở bài viết dưới đây, xin mời bạn đọc cùng theo dõi!

Điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi

Tài nguyên gió ngoài khơi trở thành nguồn năng lượng mới và ngày càng được đầu tư phát triển mạnh nhất thế giới. Năng lượng gió chuyển đổi thành điện năng nhờ các tuabin gió và tái tạo trong điều kiện khắc nghiệt trên biển.

Đan Mạch – Việt Nam hợp tác phát triển điện gió

Theo ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng sản xuất 475 GW ĐGNK tại vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 2m. Các nhà máy nhiệt điện của nước ta hiện nay duy trì hoạt động từ nguồn chính là thủy điện, nhiệt điện than và các tài nguyên này dần ngày cạn kiệt.

Các vùng ven biển phía Nam có diện tích rộng 142.000 km2 có tiềm năng phát triển điện gió tốt nhất. Tốc độ gió của vùng này thường đạt tốc độ trung bình từ 7-10 m/s. Mô hình điện gió đầu tiên được đặt tại Bạc Liêu với công suất 100 MW và cung cấp khoảng 300 triệu kWh/năm và dự kiến đến năm 2025 tăng lên 1.000 MW hay 3 tỷ kWh/năm.

Hiện nay, các tubin gió ở Bạc Liêu đang hoạt động tốt và mang đến hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn gần bằng 10 năm so với tuổi thọ tuabin 50 năm. Trang trại gió này hiện đang vận hành ổn định, đạt 76 tỷ đồng/năm, khi hoàn thành các trang trại này đạt khoảng 1.000 MW (đạt gần 760 tỷ đồng/năm).

Trong đó việc phát triển và sử dụng nguồn năng lượng này góp phần thực hiện mục tiêu phát triển môi trường bền vững cũng như giúp tăng trưởng nền kinh tế xanh như giảm phát thải khí nhà kính.

Xem thêm bài viết về xử lý khí thải!

Hội thảo hợp tác phát triển năng lượng gió ngoài khơi

Nằm trong kế hoạch hợp tác về lĩnh vực năng lượng tái tạo, Hội thảo trực tuyến về điện gió ngoài khơi giữa Tổng cục năng lượng Đan Mạch và Cục Điện lực năng lượng tái tạo Việt Nam cho thấy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Đan Mạch.

Đan Mạch – Việt Nam hợp tác phát triển điện gió

Với tiềm năng điện gió ngoài khơi 160 GW, Việt Nam trở thành nước có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á. Đây được xem là con số khổng lồ so với 29 GW được lắp đặt trên toàn cầu tính đến năm 2019. Nhờ vậy mà nguồn năng lượng dồi dào này thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư quốc tế.

 Chương trình này được khởi xướng và thực hiện vào đầu năm 2013, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Và trong giai đoạn 2 từ năm 2017 – 2020, chủ yếu xây dựng năng lực quản lý của cơ quan về việc quy hoạch năng lượng trong thời gian dài hạn, vận hành hệ thống có tích hợp năng lượng tái tạo với tỷ trọng cao.

Ngoài ra, chương tình cũng thực hiện chuyển đổi cacbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp. Và giai đoạn 3 của dự án dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2020 – 2025 và tập trung vào việc phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Vì nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng quá nhanh với tốc độ trung bình 10%/năm, chưa kể vào việc phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch thúc đẩy Việt Nam tìm nguồn năng lượng sạch thích hợp. Với điều kiện 3.000 km đường bờ biển, Việt Nam trở thành khu vực triển vọng trong việc phát triển điện gió ngoài khơi. Và Cục Năng lượng Đan Mạch đã và đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện hoàn chỉnh việc xây dựng quy hoạch này.

Trong báo cáo lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi đã cung cấp các kết quả quả như phân tích định lượng, đánh giá tiềm năng, phân khu và sắp xếp hạng mục các khu vực điện gió, tính toán chi phí cũng như phân tích truyền tải, đấu nối. Bên cạnh đó, báo cáo này còn liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng khác như quy trình cấp phép, quy định pháp lý, khuyến khích hỗ trợ cùng các yếu tố khác trong việc hình thành ngành công nghiệp điện gió ở nước ta.

Tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến hồ sơ môi trường!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768