Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường là loại hồ sơ môi trường quan trọng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường.
Đối tượng doanh nghiệp cần đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường?
Đối tượng cần lập hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới có quy định chi tiết trong Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Đồng thời dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày đến dưới 500 m3/ngày hoặc chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ. Những dự án nằm trong phạm vi phát sinh chất thải này bắt buộc phải tiến hành các bước đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoàn chỉnh và trình nộp cơ quan nhà nước phê duyệt.
Vướng mắc tồn đọng khi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Hiện nay, khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp nào cũng vướng mắc đó chính là cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính phức tạp và có sự phân tán rộng. Hàng loạt sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường diễn ra ngày càng nhiều, bùng phát các điểm nóng về môi trường hoạt động xả thải trái phép.
Thế nhưng có rất ít tiêu chí sàng lọc, phân loại, phân luồng dự án đầu tư theo mức độ rủi ro, thiếu kiểm soát đối với đối tượng có nguy cơ ô nhiễm cao. Cho nên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau như các thủ tục pháp lý, hồ sơ và quy trình thực hiện các thủ tục hành chính tương đương.
Vì thế mới đây, Dự thảo Luật sửa đổi sẽ bỏ kế hoạch BVMT đối với dự án ít có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vì quá trình xác nhận kế hoạch BVMT của cơ quan chuyên môn (UBND cấp tỉnh, UBN cấp huyện) thường không hiệu quá, tốn kém chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Mặc khác, dự thảo Luật sẽ bỏ quy định “tiền kiểm” về việc xác nhận kế hoạch BVMT và thay vào đó là “hậu kiểm” bằng giấy phép môi trường mới. Nhờ vậy mà các cơ sở, tổ chức, cá nhân chủ động hơn trong việc kiểm soát được nguồn ô nhiễm, thúc đẩy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh và đạt quy chuẩn kỹ thuật.
Quy trình và thủ tục hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Kế hoạch bảo vệ môi trường có nội dung gồm phần thuyết minh với nội dung bao gồm địa điểm, loại hình công nghệ, quy mô sản xuất, nguyên nhiên liệu, các loại chất thải tác động đến môi trường cùng biện pháp xử lý chất thải để giảm thiểu tác động. Khi tiến hành đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trong phần chuẩn bị hồ sơ phải có phần thiết kế bản vẽ thi công, công trình xử lý chất thải, có phương án phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường trong quá trình thi công, đáp ứng yêu cầu BVMT.
Khi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một của của Sở TNMT. Trường hợp chỉ lấy phiếu xác nhận khi chủ dự án chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục đúng theo quy định. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ được thẩm thẩm định, xác nhận sau 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo bằng văn bản để chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung. Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì trả kết quả xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nếu bạn còn lo ngại về những thay đổi của pháp luật, bạn có thể liên hệ ngay dịch vụ tư vấn môi trường của Hợp Nhất để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp lý một cách rõ ràng nhất.
Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được nhận hỗ trợ miễn phí từ công ty môi trường Hợp Nhất nhé!