Đánh giá tác động môi trường dự án điện gió
Đã kiểm duyệt nội dung
Năng lượng tái tạo mang lại nhiều ưu điểm vượt trội vì cung cấp nguồn năng lượng sạch và dễ tái tạo. Vì thế mà nhiều dự án điện gió xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy những dự án này có cần đánh giá tác động môi trường?
Mục đích đánh giá tác động môi trường – xã hội (ESIA)
Những dự án này gồm nhiều tuabin gió hoạt động với mục đích chuyển thành điện năng thường đặt trên đất liền, gần bờ khu vực có nguồn gió tốt. Những yếu tố tác động của dự án như tác động môi trường – xã hội, chi phí và vận hành với công suất hợp lý.
Đối với tác động môi trường – xã hội chủ yếu trong giai đoạn xây dựng, vận hành và tháo dỡ bao gồm tác động cảnh quan, tạo tiếng ồn, đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái và chất lượng nước.
Đây là quá trình đề xuất nhiều giải pháp thay thế, biện pháp giảm thiểu, quản lý và giám sát môi trường phù hợp. Quy trình thực hiện từ khi đánh giá sơ bộ, thiết kế đến việc xây dựng, vận hành và tháo dỡ của dự án.
Các bước lập ĐTM dự án điện gió
Sàng lọc đối tượng
- Xác định những rủi ro xã hội hoặc môi trường.
- Việc sàng lọc phải được xác định vị trí, quy mô, thời gian thực hiện cũng như các nguồn ảnh hưởng nghiêm trọng với nhiều tác động tiềm ẩn khác.
- Chủ đầu tư cần đảm bảo sự phát triển bằng cách sàng lọc tác động trong quá trình phát triển dự án đến hệ sinh thái.
Xác định những rủi ro về tác động môi trường – xã hội
- Cần xác định phạm vi môi trường vật lý, sinh học, kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển, phạm vi với nhiều vấn đề liên quan.
- Báo cáo sơ bộ với phạm vi và các biện pháp quản lý rủi ro môi trường phù hợp với dự án.
- Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường – xã hội cần mô tả ngắn gọn dự án, những tiêu chuẩn, khung pháp lý, rủi ro môi trường tiềm ẩn cùng phương pháp và tham gia của cộng đồng.
Lập kế hoạch tham vấn cộng đồng
- Chủ dự án lên kế hoạch tham vấn cộng đồng phù hợp các hoạt động với đầy đủ thông tin, tư vấn, báo cáo phù hợp với văn hóa địa phương.
- Nội dung báo cáo tham vấn cộng đồng gồm địa điểm, chương trình tham vấn, hoạt động tham vấn, yêu cầu, quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, giám sát và báo cáo đánh giá.
Xây dựng chương trình quản lý giám sát
Quá trình thực hiện dự án phải được xây dựng xuyên suốt giai đoạn phát triển của dự án. Chương trình này với các mục tiêu áp dụng cho từng giai đoạn dự án, yêu cầu, năng lực và nguồn nhân lực, vật chất cần thiết.
Nội dung giám sát bao gồm:
- Mục tiêu chương trình giám sát.
- Đối tượng giám sát, thời gian, tần suất thông số giám sát.
- Nguồn nhân lực giám sát như kinh phí và điều kiện vật chất cần thiết.
Các yêu cầu giám sát tác động môi trường – xã hội:
- Theo dõi những vấn đề môi trường như sạt lở, bồi lắng và xói lở trầm tích.
- Các hiện tượng thay đổi mực nước ngầm, nước mặt, xâm nhập mặn, phèn.
- Tác động đến đa dạng sinh học như nguy cơ tuyệt chủng, phá hủy hệ sinh thái theo không gian và thời gian nhất định.
- Theo dõi mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn.
Các nội dung, biểu mẫu báo cáo được quy định trong Nghị định 40 và Thông tư 25 hướng dẫn quy trình thẩm định, giám sát và đánh giá trong giai đoạn vận hành dự án.
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường – xã hội
Cũng giống như báo cáo ĐTM dự án khác, báo cáo ESIA sau khi được bổ sung, chỉnh sửa phải gửi lên hội đồng thẩm định. Dự án điện gió thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt của Bộ TNMT thuộc chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Chính Phủ, Thủ tướng.
Trong quá trình xem xét, Bộ TNMT có trách nhiệm khảo sát, kiểm chứng thông tin về hiện trạng môi trường, ý kiến chuyên gia cùng các tổ chức xã hội khác.
Không chỉ riêng các dự án điện gió, nhiều dự án đầu tư khác có quy mô lớn cũng bắt buộc phải lập đtm theo quy định của Nhà nước. Quý KH cần tư vấn hay giải đáp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến HSMT thì liên hệ ngay Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin trên web moitruonghopnhat.com nhận tư vấn từ chúng tôi!