Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi


2438 Lượt xem - Update nội dung: 22-08-2022 09:10

Đã kiểm duyệt nội dung

Ngành chăn nuôi đang đứng trước cơ hội phát triển ngày càng nhanh khi đáp ứng tối đa nhu cầu thực phẩm cho xã hội vừa tăng trưởng theo hướng bền vững khi chuyển hướng từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình sang mô hình chăn nuôi trang trại.

Nhưng những hệ lụy về ô nhiễm môi trường liên quan đến chất thải chăn nuôi lại ảnh hưởng xấu đến đời sống và môi trường. Vì thế, công tác bảo vệ môi trường nhất là xử lý nước thải chăn nuôi và khí thải giúp giảm thiểu tác động chất thải chăn nuôi đến môi trường.

Đệm lót xử lý chất thải trong chăn nuôi

1. Quá trình gây ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi

75 – 85% triệu tấn chất thải là những gì mà ngành chăn nuôi thải ra môi trường mỗi năm. Trong đó, nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép đến 30 – 40 lần gây ra mùi hôi khó chịu, hoặc khí CO2 và CH4 còn gây ra hiệu ứng nhà kính. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, nito, photpho, vi sinh vật, vi khuẩn Coliform, E. Coli, COD, giun sáng cao hơn mức cho phép.

Vì hàm lượng những chất này quá lớn nên chúng gây ra nhiều căn bệnh hô hấp, tiêu hóa. Nếu không sớm tìm được biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và ô nhiễm môi trường.

Nhằm giúp ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và đảm bảo duy trì chất lượng môi trường thì các trang trại, địa phương cần quan tâm và hỗ trợ các hộ chăn nuôi chú trọng và đầu tư xây dựng nhiều mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp xử lý tối ưu nhất.

Trong khi chất thải chăn nuôi không ngừng gia tăng, trong khi khả năng xử lý còn nhiều thiếu sót, cộng với giá thành xử lý nước thải khá cao, vì thế việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ xử lý chất thải có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trong đó có công nghệ sinh học. Quá trình hoạt động của các công nghệ sinh học có khả năng loại bỏ đến 90% chất thải chăn nuôi với hơn 10 nghìn tấn/năm, giảm 70 nghìn tấn CO2/năm góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.

Cho đến nay nhiều công nghệ sinh học được các chuyên gia dày công nghiên cứu nhằm ứng dụng vào việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi như Công trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng khí sinh học – hầm biogas, công nghệ đệm lót sinh học, công nghệ oxy hóa,… Trong đó, đệm lót sinh học được đánh giá cao vì nó là giải pháp mang nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các công nghệ khác.

2. Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong ngành chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học thường áp dụng vào khu vực nông thôn vì khu vực này tập trung nhiều trang trại, hộ chăn nuôi có số lượng từ vài trăm đến vài nghìn con. Đệm lót sinh học có độ dày khoảng 50cm được bao bọc bởi nguyên liệu có độ trơ cao như trấu, rơm, mùn cưa,… được hòa trộn với chế phẩm sinh học.

Đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi

 

Xem thêm bài viết về xử lý nước thải chăn nuôi heo!

Vai trò của đệm lót này có tác dụng phân hủy phân và nước thải từ chuồng trại, hình thành nên lớp sinh khối mới, giảm vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, không phát tán mùi hôi và chất hữu cơ sau xử lý được sử dụng làm bón phân cho cây trồng.

Trước đây với phương pháp chăn nuôi truyền thống, người dân thường thu gom chất thải, vệ sinh chuồng trại, sử dụng khí từ hầm biogas,… gây mất nhiều thời gian nên việc xử lý chất thải chăn nuôi chưa được chú trọng cao. Do đó, hầu hết các trang trại chăn nuôi đều sử dụng đệm lót sinh học vì nó giúp giảm bớt mùi hôi, không gây ô nhiễm vì phân và nước tiểu của vật nuôi bị lớp lót hút sạch và được vi khuẩn trong lớp đệm phân hủy hoàn toàn.

Ngoài ra đệm lót sinh học còn có một số tính năng ưu việt khác như tiết kiệm nguồn thức ăn, nâng cao chất lượng thịt của vật nuôi, giúp tiết kiệm chi phí vệ sinh, tiết kiệm thời gian và sức lao động.

Hiện nay chăn nuôi trâu, bò theo công nghệ đệm lót sinh học giúp vật nuôi có sức tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao. So với phương pháp chăn nuôi trâu, bò trên nền bê tông thì sử dụng đệm lót sinh học giúp tiết kiệm được nhiều sức lao động và trâu, bò sống trên đệm lót sinh học thường sạch hơn.

Ngoài chức năng xử lý khí thải chăn nuôi, đệm lót sinh học còn được ứng dụng để xử lý rác thải làm phân bón hữu cơ, xử lý bã thải các nhà máy thực phẩm, nhà máy chế biến thủy sản, xử lý nước thải ô nhiễm,.. Với những thành tựu trong xử lý chất thải ô nhiễm, phương pháp này còn được gọi là phương pháp chăn nuôi không chất thải, phương pháp chăn nuôi tự nhiên hay phương pháp chăn nuôi sinh thái.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768