Dệt nhuộm và nỗi lo xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Những nỗi lo từ ô nhiễm ngành dệt nhuộm
Việt Nam đang nằm trong top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may có trữ lượng lớn nhất thế giới, cung ứng việc làm cho 3 triệu lao động và đặc biệt giúp cải thiện nền kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, ngành dệt may lại gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất khi làm mất đi trữ lượng nước ngọt đáng kể, phát thải khí nhà kính, sử dụng nhiều hóa chất độc hại,… Vì điều này mà việc xử lý nước thải dệt nhuộm gặp không ít khó khăn và trở ngại.
Ngành dệt may tiêu thụ nguồn năng lượng, nước và hóa chất nhiều nhất trên thế giới. Trong đó có 62,1% quần áo là sợi tổng hợp, 25,2% sợi cellulo và protein, 6,4% sợi cellulose, 1,2% sợi len và 1,5% là sợi tự nhiên. Để sản xuất ra lượng sợi nói trên cần khoảng 2.000 tỷ gallon nước và 145 triệu tấn than. Trong đó than là nguồn ô nhiễm không khí nhất trên thế giới.
Cụ thể phải mất 2.700 lít nước để sản xuất 1 chiếc áo cotton, khoảng 17 – 20% nước thải từ quá trình dệt nhuộm và may chứa nhiều hóa chất độc hại. Và còn nhiều nguyên vật liệu độc hại khác phải kể đến như kim loại nặng, amoniac, phthalates, formaldehyde, chất chống cháy,… xâm nhập vào môi trường sống đe dọa đến sự tồn tại của con người. Lượng hóa chất mà các cơ sở dệt nhuộm thải ra khoảng 500 – 2.000 kg/tấn sản phẩm như hóa chất axit, kiềm, dung môi và các muối khác.
Ước tính ngành dệt nhuộm sử dụng ¼ hóa chất trên toàn thế giới mỗi năm và 1/5 lượng nước ô nhiễm toàn cầu là do ngành dệt nhuộm gây ra. Những hóa chất độc hại là một trong những nguyên nhân khiến lượng thủy sinh và sức khỏe của con người giảm sút. Ngoài ra còn có những hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước cao như axit, dung môi hữu cơ, thuốc tím, thuốc nhuộm và chất tạo màu.
Những làng nghề dệt may hầu như không sử dụng lò đốt. Ô nhiễm không khí làng nghề là một trong những nguồn mang tính cục bộ với lượng bụi phát sinh khối lượng lớn từ các nhà máy dệt may. Một số tác nhân gây ô nhiễm không khí như nitrous oxide, sunlphur dioxide phát thải từ giai đoạn tái tạo năng lượng; hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) bắt nguồn từ quá trình phủ, làm khô hay xử lý nước thải. Đối với quá trình nhuộm và tẩy phát sinh hơi alinin, chlorine, chlorine dioxide.
Ngoài khí thải, các công ty dệt may vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải và nước thải chủ yếu vẫn được xả trực tiếp ra các cống rãnh, mương nước hoặc đổ ra sông.
Biện pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Doanh nghiệp dệt may cần thay đổi nguồn năng lượng sử dụng, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, xanh và sạch. Cần chú trọng sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả. Điều này giúp tiết kiệm chi phí sản xuất vừa cải thiện chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường toàn cầu, tăng trưởng bền vững và cải thiện nền kinh tế của cả nước.
Nhiều địa phương tiến hành phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm bằng cách xác định, quy hoạch khu vực cho phép đầu tư, lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, xây dựng những tiêu chuẩn xả thải hợp lý, kiểm tra và thanh tra kịp thời những cơ sở gây ô nhiễm và xử lý các hành vi vi phạm về môi trường. Để đạt được những mục đích trên thì nhà máy xử lý nước thải tập trung của các cơ sở dệt may phải đủ lớn, công suất cao nhằm cải thiện và ngăn chặn kịp thời những sự cố môi trường do ngành dệt nhuộm gây ra.
Để khắc phục các hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra. Các doanh nghiệp dệt may cần thực hiện nhiều giải pháp cùng công nghệ xử lý hiện đại theo hướng giảm phát thải, phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường. Sử dụng hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất cần quản lý để tránh những rủi ro xảy ra với môi trường.
Nguồn nước thải dệt may là nhân tố quan trọng cần được xử lý hàng đầu. Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải và di dời các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm đến các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các loại hóa chất thân thiện với môi trường.
Chi tiết xin truy cập website: moitruonghopnhat.com để biết thêm thông tin.