Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Di cư môi trường, khí hậu có tốt không?


1445 Lượt xem - Update nội dung: 22-02-2021 09:29

Đã kiểm duyệt nội dung

Trước những biến đổi phức tạp của khí hậu khắc nghiệt, nhiều cuộc di cư đến những vùng đất mới có môi trường sống tốt hơn đã diễn ra để có điều kiện tốt hơn. Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số cuộc di cư môi trường có quy mô lớn từ trước đến nay ở bài viết này!

Vì sao phải di cư môi trường?

Không thiếu những trường hợp di cư vì không đảm bảo điều kiện môi trường. Dù bắt buộc hay không mong muốn, họ cũng phải di cư đến các khu vực khác an toàn và đáng sống hơn. Một trong những tác động chính khiến họ buộc phải di dời đến nơi khác phải kể đến biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, hạn hán, lũ lụt và ô nhiễm.

Người di cư thường tập hợp thành 1 nhóm người “chạy trốn” khỏi những thay đổi đột ngột của môi trường ít nhiều ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Khi môi trường và điều kiện sống không cho phép, người di cư tạm thời hoặc vĩnh viễn phải di dời đến khu vực khác, và thậm chí quốc gia khác.

Môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi môi trường đứng trước nguy cơ bị suy thoái, tàn phá thì con người cũng không thể phát triển kinh tế, giảm năng suất lao động dẫn đến đói nghèo, bệnh tật diễn ra triền miên. Trường hợp một số quốc gia rơi vào thảm cảnh ô nhiễm nghiêm trọng thì buộc họ phải di dời đến vùng, khu vực khác an toàn hơn.

Các cuộc di cư chủ yếu diễn ra tại các khu vực dân cư nghèo, dễ bị hủy hoại bởi ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu tại các đường bờ biển, sườn dốc, đồi núi. Di cư môi trường hay di cư khí hậu được lồng ghép và có nhiều yếu tố liên quan đan xen với nhau vì những tác động đến kinh tế - xã hội.

di cư môi trường

Một số cuộc di cư lớn trong lịch sử

Năm 2009, 4 ngôi làng ở Alaska quyết định di dời đến nơi khác vì bị đe dọa vì bão, xói mòn, nhiệt độ tăng cao. Vì quyết định di dời mà nhiều buộc phải xa quê hương, chấp nhận rời ra bản sắc văn hóa, dân tộc của mình.

Giai đoạn năm 2010 – 2011, đã có khoảng 42 triệu người ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương di cư vì bão, lũ lụt, thời tiết và BĐKH. Một trong những cách giảm thiểu người di dời do điều kiện môi trường không tốt là cần củng cố và khắc phục hiện trạng môi trường thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý phù hợp.

Châu Phi cũng là khu vực có sự di cư môi trường nhiều nhất và liên quan đến nhiều yếu tố khí hậu. Còn ở châu Âu vào năm 2014, người dân ở Bosnia và Herzegovina phải di cư sang các nước khác như Đức do biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.

Di cư môi trường ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng thường xuyên diễn ra nhiều cuộc di cư và tái định cư. Nước ta hiện đang đối mặt với nhiều áp lực và chịu tác động nặng nề do BĐKH như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và thời tiết cực đoan. Vì BĐKH mà môi trường cũng bị tác động nhất là các vùng đồng bằng, rừng ngập mặn, ven sông, rừng sinh thái.

BĐKH không còn là khái niệm mới, vì nó làm thay đổi tiêu cực đến sinh kế, tổn thương và đe dọa đến nhóm đối tượng như người nghèo, phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Khi chất lượng môi trường không đảm bảo sẽ là động lực để con người thoát khỏi những điều kiện khắc nghiệt, xuống cấp của môi trường để tìm cơ hội phát triển mới. Di cư ở nước ta tạo ra 2 bộ mặt gồm tiêu cực và tích cực.

Hầu hết, người di cư thường lựa chọn đến các đô thị, thành phố lớn vì điều kiện sống đa dạng, phong phú hơn. Thế nhưng điều này lại khiến đô thị gánh thêm nhiều áp lực trong quá trình đô thị hóa như gián đoạn nguồn nước sạch, cơ sở hạ tầng xuống cấp, mật độ dân số cao nên tập trung nguồn thải lớn.

Người ta thường biết đến việc di cư sẽ làm gia tăng áp lực về nhu cầu, dân số và thậm chí có nguy cơ phá hủy môi trường mới vì dòng người di cư quá lớn. Nhưng di cư cũng được chứng minh có thể cải thiện tài nguyên thiên nhiên, tăng giá trị đa dạng sinh học và tạo ra giải pháp thích ứng hiệu quả hơn.

Xem thêm dịch vụ xử lý khí thải của Hợp Nhất tại đây!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768