Di dời các cơ sở chế biến hải sản ở Bà Rịa
Đã kiểm duyệt nội dung
Với điều kiện địa lý giáp biển, Bà Rịa - Vũng Tàu tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành sản xuất và chế biến hải sản. Nhưng tình trạng ô nhiễm từ các cơ sở này lại khá nghiêm trọng. Phương án để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi các khu dân cư được thực hiện thế nào?
Cùng công ty môi trường Hợp Nhất điểm qua một số cơ sở chế biến thủy hải sản gây ô nhiễm môi trường và kế hoạch di dời các cơ sở này vào khu chế biến tập trung của UBND tỉnh?
Các cơ sở chế biến gây ô nhiễm môi trường
Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu hiện có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến nông, thủy sản gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, các cơ sở chế biến thủy sản tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành bị xử phạt nhiều lần nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn thường xuyên xảy ra.
Trong đó, chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh với khoảng 7.883 hộ với tổng số 3.532.520 con gồm 256.013 heo, 124.878 bò, 1.479.722 con gà và 1.671.907 con vịt. Các trang trị chăn nuôi đang hoạt động với quy mô nhỏ, khu vực chăn nuôi heo tự phát dưới 100 con thường gây ô nhiễm vì nằm trong các khu dân cư đông đúc.
Với đặc điểm thuần nông, các hộ đầu tư xây dựng hầm biogas và hầm lắng chất thải. Mặc dù có hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi nhưng vẫn bốc mùi hôi thối, nhiều trường hợp tăng số lượng nhưng không mở rộng hệ thống xử lý chất thải. Vì chất thải quá tải nên người dân thường xả thải trực tiếp ra các sông, suối làm ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
- Cơ quan chức năng chưa có kế hoạch xây dựng khu chế biến hải sản tập trung cũng như chưa có khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.
- Công tác thanh, kiểm tra các hoạt động sản xuất, chế biến còn nhiều hạn chế; ý thức của người dân chưa cao vì họ tập trung kiếm lợi nhuận hơn là quan tâm đến BVMT sống.
- Mức xử phạt chưa cao còn lỏng lẻo, chưa tạo tính răn đe đối với các hành vi sai phạm.
- Mức sống của người dân còn thấp, họ tập trung chăn nuôi để mưu sinh nên thường không chú ý đến các vấn đề môi trường.
Mới đây, Sở TNMT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết ở đây có khoảng 118 cơ sở sản xuất, chế biến nông, thủy sản hoạt động trong các khu dân cư. Trong khi đó có đến 40 cơ sở chế biến gây ô nhiễm.
Cụ thể, huyện Long Điền có 14 cơ sở và 2 cơ sở ô nhiễm; huyện Đất Đỏ có 20 cơ sở và 1 cơ sở ô nhiễm; huyện Xuyên Mộc có 7 cơ sở và 4 cơ sở ô nhiễm, huyện Châu Đức có 19 cơ sở và 2 cơ sở ô nhiễm; huyện Tân Thành có 32 cơ sở và 23 cơ sở ô nhiễm; TP. Bà Rịa có 11 cơ sở và 5 cơ sở ô nhiễm và TP. Vũng Tàu có 15 cơ sở và 3 cơ sở ô nhiễm.
Sớm di dời các cơ sở chế biến hải sản vào khu chế biến tập trung
Hiện tại, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 3 khu chế biến hải sản tập trung gồm: Khu chế biến hải sản tập trung xã Lộc An (huyện Đất Đỏ), khu chế biến hải sản tập trung xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) và Cụm công nghiệp tại xã Hòa Long (TP. Bà Rịa) đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng và đang bàn giao đơn vị tiếp nhận vận hành. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu chế biến hải sản tập trung.
Được biết, trên địa bàn tỉnh có 400 cơ sở gia công, chế biến hải sản với hơn 130 doanh nghiệp và 290 cơ sở sản xuất, chế biến hải sản với tổng công suất 250.000 tấn thành phẩm. Theo kết quả điều tra của Sở TNMT, chỉ có 55 cơ sở có đầu tư hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh, 40 cơ sở thu gom lắng lọc, 14 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Những trường hợp còn lại đa phần hoạt động theo quy mô hộ gia đình nên chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải chế biến thủy sản.
Hầu hết các hộ chế biến hải sản theo quy mô nhỏ nên chưa có đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Đây cũng chính là khó khăn đối với các ngành, chức năng và địa phương trong việc kiểm soát hoạt động xả thải. Do đó các địa phương cần phân loại cơ sở chưa có HTXLNT phải đưa về các khu tập trung. Cần sớm khởi công đầu tư CCN An Ngãi và khu chế biến hải sản tại TP. Vũng Tàu để sớm di dời các cơ sở chế biến này.