Dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM
Đã kiểm duyệt nội dung
Trước khi xây dựng dự án, ngoài giấy phép kinh doanh thì chủ dự án phải hoàn thành các thủ tục nào? Nếu không thực hiện các thủ tục môi trường thì có bị cơ quan nhà nước xử phạt hay không? Theo kinh nghiệm của Công ty môi trường Hợp Nhất thì dự án có công suất hoạt động, quy mô, diện tích lớn và làm phát sinh lượng chất thải tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường bắt buộc phải lập hồ sơ môi trường.
Và trước khi giai đoạn vận hành dự án, bạn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình nộp lên các cơ quan thẩm quyền để xác định những ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh, tài nguyên và cuộc sống của con người. Đây cũng là căn cứ quan trọng để các cơ quan có nên quyết định thẩm định dự án hay không.
Nghị định 40 về lập báo cáo ĐTM
Mỗi hồ sơ đánh giá tác động môi trường sẽ tương ứng cho từng ngành nghề/lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt với những ngành nghề có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường lớn phải tuân thủ và chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ cần thiết.
Vừa qua, Chính phủ vừa cho ra đời Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT áp dụng có hiệu quả trong việc tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy có rất nhiều quy định thay đổi, bổ sung mới thay thế một số điều của Nghị định 18/2015/NĐ-CP và thi hành một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Cho nên khi lập báo cáo đtm sẽ tích hợp đầy đủ thông tin cần thiết, thể hiện những thông tin cần thiết, số liệu và dữ liệu xoay quanh các vấn đề liên quan đến dự án cần thực hiện ĐTM. Vậy bạn có biết trong quá trình thực hiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường gặp những khó khăn gì không?
Thứ nhất, giai đoạn thu thập thông tin chính xác nội dung ĐTM. Đối với một số dự án vừa và nhỏ thì chủ dự án thường không có đầy đủ những thông tin cần thiết để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó quá trình thu thập thông tin và trao đổi giữa đơn vị tư vấn với khách hàng thường thiếu thông tin chính xác nên việc thực hiện ĐTM kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Thứ hai, trong những quy định mới thì ngoài việc tham vấn cộng đồng dân cư còn phải tham vấn thêm ý kiến của tổ chức xung quanh đối với dự án (KCN, KCX, làng nghề, nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng,…). Trong đó việc tham vấn ý kiến tổ chức xung quanh thường ít nhận được ý kiến phản hồi cao hoặc sẽ có những ý kiến ảnh hưởng đến việc thực hiện hồ sơ dự án.
Đặc biệt, đối với các dự án thuộc Phụ lục 2a trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì tham vấn ý kiến của chuyên gia cũng quan trọng không kém. Cho nên sẽ tốn thêm chi phí và thời gian thực hiện.
Thứ ba, kiểm tra và thẩm định ĐTM của cơ quan sẽ trễ hơn thời gian quy định dẫn đến chậm tiến độ Hợp đồng. Trong trường hợp điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án sau Hội đồng thì cán bộ thụ lý thông qua trước khi nộp (đôi khi cán bộ không có thời gian xem bài nhưng giai đoạn này lại không có phiếu biên nhận để tính thời gian của cơ quan hoặc cán bộ thụ lý).
Thứ tư, sau khi chủ dự án nhận được quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải thực hiện thêm kế hoạch vận hành thử nghiệm và báo cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
Nhưng trong quá trình triển khai xây dựng thì sẽ có những thay đổi về thi công, thiết kế không đúng theo nội dung đã cam kết trong nội dung ĐTM đã phê duyệt. Vì nguyên nhân này mà dẫn đến gây khó khăn trong việc lập hồ sơ vận hành thử nghiệm và xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Hiệu ứng tích cực về lập báo cáo ĐTM sau Nghị định 40
Kể từ khi có những quy định mới, việc lập báo cáo đtm có những chuyển biến tích cực hơn, cụ thể:
- Giúp làm rõ đối tượng phải thực hiện các thủ tục bảo vệ môi trường (các cơ sở nhỏ lẻ xem xét không cần phải đánh giá tác động môi trường).
- Các biểu mẫu về cấu trúc nội dung đầy đủ, rõ ràng hơn.
- Quy định cụ thể hơn các khoảng thời gian, tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính.
- Được thực hiện tham vấn thêm ý kiến chuyên gia nhằm chỉnh sửa nội dung đtm trước khi nộp lên cơ quan thẩm định giúp hạn chế những thiếu soát về nội dung chuyên môn.
Căn cứ theo Nghị định 155/2015/NĐ-CP thì nếu chủ dự án không lập đtm sẽ bị xử phạt từ 150 – 250 triệu đồng tùy đặc trưng từng dự án khác nhau. Nếu Doanh nghiệp cần Hợp Nhất giải quyết những thắc mắc và nhu cầu nào về hồ sơ môi trường thì liên hệ qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!