Dịch vụ xin cấp Giấy phép môi trường tại Bình Dương
Đã kiểm duyệt nội dung
Chào công ty, tôi có một xưởng chuyên sản xuất bao bì các loại ở KCN Sóng Thần I, tỉnh Bình Dương, xưởng có phát sinh nước thải và khí thải. Vào năm 2021 xưởng đã được Ban quản lý các KCN phê duyệt Đánh giá tác động môi trường. Tôi được biết từ năm 2022 các công ty có phát sinh chất thải phải làm giấy phép môi trường nhưng chưa rõ và muốn biết trường hợp xưởng sản xuất của mình có phải làm giấy phép môi trường tại Bình Dương không? Nếu có thì cần chuẩn bị những gì và nộp ở đâu? Trân trọng cảm ơn!
(Võ Thị Hồng Hạnh, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương)
Nếu đang cần tìm nhanh thông tin đơn vị chuyên thực hiện giấy phép môi trường cho doanh nghiệp tại Bình Dương, Anh/Chị có thể liên hệ hotline 0938.857.768 hoặc bấm vào nút gọi dưới đây để liên hệ chuyên viên.
1. Giấy phép môi trường là gì?
Được quy định lần đầu tại Luật BVMT số 72/2020/QH14, giấy phép môi trường (GPMT) là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho dự án có phát sinh chất thải ra môi trường. Đây là công cụ để cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) của doanh nghiệp.
Và cũng theo Luật BVMT 2020, 7 loại giấy phép môi trường thành phần trước kia (giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xả khí thải công nghiệp, sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, giấy phép xử lý chất thải nguy hại) đã được tích hợp lại chung thành 1 giấy phép là Giấy phép môi trường.
Tìm hiểu thêm thông tin về: giấy phép môi trường 2022
2. Đối tượng nào cần phải xin giấy phép môi trường tại Bình Dương?
Căn cứ vào Điều 39, Luật BVMT 2020:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý;
- Đối tượng quy định tại Khoản 1 điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn trừ GPMT.
Ngoài ra, để xác định dự án của mình có thuộc đối tượng làm giấy phép môi trường hay không, Quý doanh nghiệp cần xác định các yếu tố như:
- Dự án đầu tư có yếu tố nhạy cảm với môi trường không?
- Dự án nằm trong khu công nghiệp hay ngoài khu công nghiệp?
- Dự án đã đi vào hoạt động hay chưa?
- Có công trình xử lý chất thải/nước thải chưa?
- Dự án đầu tư đã được phê duyệt kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay chưa?
3. Xét trường hợp của chị Hạnh
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất bao bì các loại;
Có phát sinh chất thải: Nước thải, khí thải;
Xét theo quy mô dự án.
- Dự án đã được cấp Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường của BQL các KCN tỉnh Bình Dương.
- Theo Luật BVMT 2020, dự án đã được cấp Phê duyệt Đánh giá tác động môi trường cấp BQL -> Thực hiện GPMT cấp BQL các KCN trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm và hoạt động.
Như vậy có thể kết luận là Dự án của chị Hạnh thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường tại Bình Dương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương.
4. Thủ tục xin giấy phép môi trường tại Bình Dương gồm những gì?
(Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020)
- Hồ sơ đề nghị xin cấp GPM cấp Bộ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp GPMT;
- Báo cáo đề xuất cấp GPMT;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Trong đó, tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác được quy định như sau:
a) Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM, bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng;
b) Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc quy định tại điểm a khoản này: chủ dự án, cơ sở không phải nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác trong hồ sơ đề nghị cấp GPMT.
Như trường hợp của chị Hạnh, chị đã được cấp Quyết định phê duyệt ĐTM thì chị có thể nộp hồ sơ này kèm với các giấy tờ khác.
5. Thẩm quyền cấp GPMT
(Theo Khoản 2, Điều 41, Luật BVMT 2020)
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật BVMT đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Đối với các trường hợp:
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
- Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Đối với các đối tượng còn lại không thuộc thẩm quyền của 3 cơ quan trên.
Đối chiếu trường hợp cụ thể của chị Hạnh, dự án đầu từ của chị đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, vì vậy chị sẽ nộp hồ sơ xin GPMT thuộc thẩm quyền cấp phép của Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ pháp lý liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư; quyết định phê duyệt ĐTM, báo cáo công tác bảo vệ môi trường 2 năm gần nhất, v.v…
5. Dịch vụ chuyên làm GPMT tại Bình Dương uy tín, nhanh chóng
Nếu Quý doanh nghiệp đang có cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải và đang cần tìm một công ty chuyên làm giấy phép môi trường ở Bình Dương thì Công ty cổ phần xây dựng và công nghệ môi trường Hợp Nhất là sự lựa chọn hợp lý nhất bởi vì:
Chúng tôi là một trong những công ty môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã làm hồ sơ môi trường cho rất nhiều ngành nghề như:
- Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Trang trại chăn nuôi;
- Công ty sản xuất vật tư, phân bón, kỹ thuật nông nghiệp;
- Công ty chế biến gỗ;
- Công ty chế biến nông, lâm sản;
- Công ty chế biến thực phẩm, đồ uống;
- Công ty sản xuất bao bì, dệt nhuộm; in ấn, may mặc;
- Xem chi tiết dự án Hồ sơ môi trường Hợp Nhất đã thực hiện TẠI ĐÂY
Ngoài Bình Dương, Hợp Nhất cũng làm giấy phép môi trường cho nhiều địa phương khác. Giúp chủ đầu tư dự án tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính. Hơn nữa, chúng tôi sẽ thay mặt doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan chức năng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức.
Với đội ngũ các chuyên gia Luật giàu kinh nghiệm, Hợp Nhất tư vấn cặn kẽ những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Cam kết hoàn thành giấy phép môi trường sớm nhất cho doanh nghiệp với mức chi phí hợp lý nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu làm giấy phép môi trường tại Bình Dương, hãy liên hệ nhanh qua Hotline: 0938.857.768 hoặc để lại thông tin yêu cầu tư vấn ở Form bên dưới để Hợp Nhất liên hệ hỗ trợ tư vấn nhanh chóng!
Sau khi hoàn thành giấy phép môi trường, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ công ty môi trường Hợp Nhất để làm hệ thống xử lý nước thải tại Bình Dương <= Xem thêm chi tiết tại đây.