Dịch Vụ Xử Lý Nước Thải Cho Hộ Chăn Nuôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế quan trọng ở nước ta, là nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân. Để hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững, các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Trong đó việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là rất cần thiết. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, Hợp Nhất chuyên thực hiện các dịch vụ trọn gói hồ sơ môi trường đến thiết kế, thi công các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nước cấp. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp dịch vụ xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi với công suất đa dạng theo yêu cầu.
1. Dịch vụ xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi
Môi trường Hợp Nhất là một trong những công ty xử lý nước thải có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt tất cả các loại hệ thống xử lý nước thải. Dịch vụ xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi của Hợp Nhất ra đời với mục đích giúp doanh nghiệp xử lý tốt nguồn nước thải, đáp ứng theo tiêu chuẩn xả thải theo quy định, đảm bảo an toàn cho nguồn tiếp nhận và sức khỏe con người.
Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi, loại gia súc, gia cầm cụ thể mà lượng nước thải và nồng độ ô nhiễm tại các hộ chăn nuôi là khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tại mỗi hộ chăn nuôi cũng có sự khác biệt nhất định.
Tuy nhiên quy trình chung trong gói dịch vụ xử lý nước thải chăn nuôi hộ gia đình được thực hiện qua các bước dưới đây:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng.
- Bước 2: Đến tận nơi khảo sát thực tế, thu thập thông tin, yêu cầu từ khách hàng.
- Bước 3: Lên phương án thiết kế, đề xuất công nghệ
- Bước 4: Gửi cho chủ đầu tư xem, chỉnh sửa theo góp ý của chủ đầu tư.
- Bước 5: Nếu chủ đầu tư đồng ý thì tiến hành ký kết hợp đồng.
- Bước 6: Kiểm tra mặt bằng, đặt máy móc, thiết bị.
- Bước 7: Tiến hành thi công, xây dựng hệ thống
- Bước 8: Nghiệm thu, bàn giao, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn sử dụng.
- Bước 9: Bảo hành, bảo trì định kỳ.
Ngoài tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải mới, Hợp Nhất cũng nhận nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi của khách hàng đã hoạt động lâu năm bị xuống cấp, cũ kỹ, hư hỏng thiết bị hoặc xử lý nguồn thải không hiệu quả.
2. Quy trình xử lý nước thải hộ chăn nuôi
Hiện nay hoạt động chăn nuôi của các hộ gia đình cũng rất đa dạng, có thể là chăn nuôi gia súc như chăn nuôi heo, chăn nuôi bò hoặc chăn nuôi gia cầm như gà vịt. Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn, dưới đây, Hợp Nhất xin chia sẻ về quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo – một trong những hoạt động chăn nuôi phổ biến nhất hiện nay.
- Thu gom nước thải: Nước thải từ các nguồn phát sinh được dẫn về hố thu gom. Tại hố người ta thường lắp đặt song chắn rác để giữ lại các loại rác thô, chất rắn.
- Xử lý biogas: Trong điều kiện không có khí oxy, các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ ở dạng lỏng và dạng rắn, chuyển hóa thành năng lượng và khí mê tan. Trong hầm biogas khoảng 70 -80% cặn lơ lửng và 50 - 60% COD được xử lý.
- Bể lắng: Tiếp theo, nước thải được bơm lên bể lắng sơ bộ để lắng cặn có kích thước lớn từ hầm biogas. Nhờ có bể lắng, một phần cặn, bùn được giữ lại.
- Bể điều hòa: Sau đó nước thải được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng, nồng độ ô nhiễm, đồng thời trung hòa độ pH trong một số trường hợp.
- Bể xử lý sinh học anoxic: Trong điều kiện thiếu khí oxi, các chất hữu cơ bị phân hủy liên tục nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật thiếu khí. Đồng thời tại bể cũng diễn ra quá trình nitrat hóa để khử các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, nhờ vậy, nồng độ chất hữu cơ giảm đáng kể.
- Bể xử lý sinh học hiếu khí aerotank: Sau đó nước thải chảy vào bể hiếu khí aerotank. Tại bể các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất ô nhiễm làm thức ăn. Sau quá trình xử lý hiếu khí, một lượng bùn cặn được hình thành và chuyển sang bể lắng sinh học.
- Bể lắng sinh học: Lắng các hạt bùn hữu cơ, hạt cặn nhỏ và một phần được bơm tuần hoàn trở lại bể anoxic để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể.
- Bể keo tụ tạo bông: Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể keo tụ tạo bông. Tại bể, các hóa chất như xút, PAC, polymer được thêm vào bể để thúc đẩy quá trình tạo thành các hạn cặn lớn, keo tụ các hạt cặn và các tạp chất trong nước thải.
- Bể lắng hóa lý: Tại bể lắng hóa lý, các bông cặn có kích thước lớn lắng xuống đáy bể, phần nước trong giữ trên bề mặt.
- Bể khử trùng: Cuối cùng, nước thải được chuyển sang bể khử trùng để diệt sạch vi khuẩn, vi rút còn sót lại sau quá trình xử lý. Tại bể khử trùng, có thể sử dụng hóa chất khử trùng như Chlorine hoặc tia UV để loại bỏ các vi khuẩn gây hại có trong nước thải. Sau khi qua bể khử trùng, nước thải đáp ứng quy chuẩn xả thải và có thể xả ra nguồn tiếp nhận.
3. Thông tin đơn vị làm dịch vụ xử lý nước thải hộ chăn nuôi
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động, Môi trường Hợp Nhất là công ty xử lý nước thải chăn nuôi có đầy đủ năng lực tư vấn và thiết kế, thi công hệ thống. Chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện từ hồ sơ môi trường ở giai đoạn đầu của dự án cho đến khi dự án bước vào vận hành chính thức.
Đồng thời Hợp Nhất luôn nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi tiên tiến, kết hợp linh hoạt giữa các công nghệ tùy vào điều kiện ở mỗi nơi nhằm mục đích cuối cùng là xử lý tốt các thành phần ô nhiễm.
Bất cứ thắc mắc nào về xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi, Môi trường Hợp Nhất luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp qua Hotline: 0938.857.768. Liên hệ ngay để được hỗ trợ các giải pháp xử lý phù hợp cho loại hình chăn nuôi của bạn.