Doanh nghiệp nhỏ đang sản xuất lạc hậu
Đã kiểm duyệt nội dung
Ở nước ta chủ yếu phát triển doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng họ vẫn hoạt động dựa vào hướng sản xuất, kinh doanh truyền thống mặc dù thời kỳ công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Và giải pháp duy nhất để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh đó là đổi mới công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
Vì sao chậm đổi mới công nghệ hiện đại?
Các doanh nghiệp nhỏ hiện đang lo ngại về vấn đề tụt hậu về công nghệ. Vậy vì sao nhận thức rõ nhưng doanh nghiệp vẫn “bình chân như vại”? So với thời gian trước, số doanh nghiệp dần thay đổi công nghệ sản xuất có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ lệ vô cùng thấp và chất lượng đổi mới hầu như chưa đảm bảo chất lượng. Nhiều đơn vị dành ra khoản đầu tư lớn, thậm chí vài triệu USD chỉ để thay đổi công nghệ nhưng chưa đạt yêu cầu.
Ví dụ điển hình như ngành cơ khí. Các cơ sở, doanh nghiệp này vẫn còn áp dụng phương án sản xuất cũ, lạc hậu. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm đảm bảo số lượng và chất lượng cũng như tạo được tính cạnh tranh luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng suất, đầu tư vào máy móc, công nghệ đơn giản.
Còn các công ty môi trường chưa mạnh dạn đẩy nhanh việc chế tạo nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao như thiết bị xử lý nước thải, rác thải và xử lý chất thải chăn nuôi. Nguyên nhân là do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư vào trang thiết bị máy móc hiện đại.
Điểm chung của các doanh nghiệp nhỏ là thiếu vốn và mặt bằng sản xuất nên chưa xây dựng được nhiều chiến lược quan trọng. Bởi vì nếu được đầu tư công nghệ mới sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và ổn định được quá trình phát triển.
Việt Nam vẫn chưa siết chặt được việc chuyển giao và sử dụng nhiều công nghệ mới cũng như chưa tiếp cận được nhiều xu hướng sản xuất tiên tiến hơn. Nước ta cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển, vì họ mạnh dạn ứng dụng nhiều công nghệ và không ngừng đổi mới từ quy trình đến sản phẩm mang tính cạnh tranh hơn.
Đã đến lúc loại bỏ dần công nghệ cũ
Doanh nghiệp ở nước ta khá đa dạng từ quy mô nhỏ đến lớn, từ cơ cấu đơn giản đến phức tạp và từ doanh nghiệp trong nước đến doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Để cân bằng cán cân thương mại, doanh nghiệp nên mạnh dạn nâng cấp thiết bị sản xuất để giảm được nhiều chi phí như sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng hoặc bảo trì quy trình phức tạp cũng như chi phí xử lý vì tác động xấu đến môi trường.
Các địa phương cần thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ bằng cách thay thế thiết bị mới. Với những hạn chế như công nghệ thủ công, thời gian chuyển giao công nghệ kéo dài, doanh nghiệp có tầm nhìn ngắn hạn, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cao cũng như nguồn lực tài chính còn yếu thì cần xây dựng kế hoạch đổi mới tích cực hơn.
Hoạt động đổi mới công nghệ phụ thuộc vào 2 nội dung chính sau:
- Cần đổi mới sản phẩm: để thay thế sản phẩm truyền thống rất cần đến nguồn chi phí lớn cùng cơ sở vật chất để triển khai hoạt động thay thế.
- Cần đổi mới quy trình sản xuất: cải thiện hiệu quả quy trình công nghệ bằng cách nâng cấp quy trình sản xuất nhằm giúp nâng cao năng lực sản xuất.
Như vậy, việc đổi mới công nghệ rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là con đường duy nhất để doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới, nguồn sản phẩm phong phú, tăng sản lượng, năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm tài nguyên,… Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tăng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường để kích thích tăng trưởng nhanh và tăng trưởng quá trình kinh doanh bền vững hơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Công ty môi trường Hợp Nhất cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!