Doanh nghiệp và vấn đề bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Liên quan đến môi trường, pháp luật Việt Nam ngày càng có nhiều thay đổi, bổ sung nhiều nội dung, quy định ngày càng chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường ngày càng lớn nhằm tạo điều kiện cho quá trình hội nhập, phát triển công nghiệp lớn mạnh và đề xuất nhiều giải pháp giải quyết những áp lực môi trường.
Vì sao doanh nghiệp cần tham gia bảo vệ môi trường?
- Khi doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các công trình, hạng mục xử lý môi trường cùng với các loại hồ sơ môi trường càng làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu, hình ảnh và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng hơn.
- Khi chủ động chuyển đổi sang quy trình công nghệ sản xuất hiện đại càng góp phần giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Những khoản phí mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa gồm nguyên liệu, năng lượng, khắc phục sự cố môi trường, các vấn đề pháp lý khác.
- Giúp doanh nghiệp hạn chế gặp những rủi ro, không bị cơ quan Nhà nước xử phạt vì thực hiện đầy đủ những yêu cầu pháp luật. Thông thường, khi doanh nghiệp vi phạm các vấn đề môi trường thường bị xử phạt từ vài chục đến vài tỷ đồng.
- Khi giải quyết ổn thỏa những vấn đề môi trường như xử lý nước thải, khí thải, lập các loại hồ sơ môi trường không chỉ hoàn thành trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường mà còn xây dựng môi trường làm việc an toàn, thân thiện hơn.
- Là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp hoạt động theo hướng bền vững, tăng lợi thế cạnh tranh và tạo ra nền tảng phát triển kinh tế trong và ngoài nước.
Các giải pháp bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
Mặc dù có những lợi ích trên nhưng không phải đơn vị nào cũng đủ khả năng và năng lực triển khai hoàn chỉnh những yêu cầu này. Vì vướng phải nhiều vấn đề nghiêm trọng nên doanh nghiệp cần triển khai theo những giải pháp bảo vệ môi trường dưới đây:
- Nhận thức bảo vệ môi trường luôn là tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường từng doanh nghiệp, cần thay đổi hành vi sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở như áp dụng công nghệ sạch.
- Đối với dự án quy mô lớn phải triển khai thực hiện các quy định về hồ sơ môi trường quan trọng như báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải, quan trắc môi trường định kỳ hay mới đây nhất là giấy phép môi trường.
- Đối với dự án có phát sinh chất thải cần thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng cho các mục đích khác.
- Doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định môi trường, kiến thức pháp luật, thuế môi trường hoặc các quy định trong xử phạt vi phạm hành chính,… phù hợp với chiến lược quản lý, kiểm soát môi trường.
- Đối với cơ sở hoạt động lâu năm cần tiến hành cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, khí thải hoặc xây mới nếu quá trình xử lý không còn đảm bảo. Khi thay đổi công nghệ, đầu tư dây chuyền thiết bị máy móc theo hướng hiện đại hơn giúp giảm thiểu, ngăn chặn ô nhiễm.
- Doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ chuyên môn các vấn đề môi trường hoặc tìm đơn vị, công ty tư vấn môi trường có kinh nghiệm, am hiểu kỹ thuật, văn bản luật, cập nhật kịp thời các công nghệ mới, quy định tiêu chuẩn môi trường.
Như vậy, doanh nghiệp chỉ khi đảm bảo xử lý môi trường hiệu quả thì mới tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường, xác định chính xác mục tiêu phát triển kinh tế nhưng không được làm ảnh hưởng đến môi trường. Đây được coi là tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp xây dựng nền kinh tế tuần hoàn bền vững.
Có thể bạn quan tâm: