Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Đã kiểm duyệt nội dung
Các đối tượng nào cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ? Căn cứ theo quy định thì các doanh nghiệp có hành vi vi phạm không lập hồ sơ BCGS sẽ bị xử phạt thế nào?
Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Căn cứ theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT có quy định về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu giám sát môi trường có quy định các đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ về tần suất báo cáo như sau:
Đối với đối tượng chương trình giám sát môi trường quốc gia
- Gửi kết quả và báo cáo giám sát môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc đợt giám sát.
- Gửi kết quả và báo cáo giám sát môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 tháng tiếp theo.
- Gửi toàn bộ báo cáo tổng hợp năm về kết quả giám sát định kỳ và kết quả giám sát liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.
- Truyền liên tục theo thời gian thực hiện kết quả giám sát tự động, liên tục.
Đối với đối tượng thuộc chương trình giám sát của Sở TNMT
- Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả giám sát định kỳ hằng năm và kết quả giám sát liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau.
- Truyền liên tục 24/24 giờ kết quả giám sát tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả giám sát truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% kết quả giám sát nằm trong các chương trình giám sát (dự kiến).
Đối với các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, CCN, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh
- Số liệu giám sát môi trường của các khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì báo cáo theo quy định về BVMT tương ứng.
- Với các đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ có quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này thì nộp báo cáo trong thời gian chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt giám sát.
- Với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì thực hiện truyền liên tục kết quả giám sát tự động, liên tục về Sở TNMT của địa phương quản lý.
Các đối tượng không lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ bị xử phạt ra sao?
Căn cứ Theo Khoản 7 Điều 12 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP có quy định các đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cùng các mức xử phạt như sau:
- Không thực hiện giám sát môi trường trong trường hợp thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện; khi không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ về thông số, vị trí, tần suất giám sát thì phạt cảnh cáo 500 – 1 triệu đồng.
- Không thực hiện giám sát môi trường trong trường hợp xác nhận bản đăng ký tiêu chuẩn môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường của Sở TNMT hoặc Ban Quản lý KCN; khi không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ về thông số, vị trí, tần suất giám sát thì phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng.
- Không thực hiện giám sát môi trường trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của UBND cấp tỉnh; khi không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ về thông số, vị trí, tần suất giám sát thì phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng.
- Không thực hiện giám sát môi trường trong trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận bản đăng ký tiêu chuẩn môi trường cùng các hồ sơ môi trường tương đương của Bộ TNMT, các bộ cơ quan ngang bộ; khi không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ về thông số, vị trí, tần suất giám sát thì phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Nếu doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc về các thông tin trên thì hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để cung cấp thông tin và báo giá chi tiết về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ nhé!