Đồng bộ giải pháp xử lý ô nhiễm khí thải nhà máy
Đã kiểm duyệt nội dung
Các nhà máy xí nghiệp đều sử dụng than hoặc dầu làm nhiên liệu chính trong sản xuất. Nhiều nhà máy có tốc độ phát triển mạnh mẽ đã và đang phát thải lượng bụi lớn ra ngoài môi trường. Hiện nay các ống khói từ các nhà máy, số liệu quan trắc môi trường không khí đối với các thông số ô nhiễm đều vượt quá quy chuẩn cho phép.
Các nhà máy hoạt động trong các lĩnh vực như xi măng, hóa chất, gạch, gốm sứ, thủy tinh, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm,… đều gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các ngành này chuyên sử dụng than, gas, dầu hoặc điện năng phục vụ sản xuất có phát sinh chất thải nguy hiểm ra ngoài môi trường. Một số loại khí phát sinh từ quá trình đốt than như CO, CO2, SO2, NOx, bụi,…
Làm sao để xử lý khí thải nhà máy một cách đồng bộ và triệt để? Đây vẫn là câu hỏi mà các cơ quan chức năng đang đi tìm lời giải.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ nhà máy
Giai đoạn từ năm 2020 – 2025 sẽ hoàn thiện hệ thống quy định, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng không khí để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, bụi mìn từ các nhà máy. Chủ động xây dựng kế hoạch hành động quốc gia hoàn thiện thể chế từ các biện pháp giảm nguồn phát thải vào không khí.
Theo đó, UBND Hà Nội và UBND TP. HCM cùng các tỉnh, thành phố khác trong phạm vi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí phải tổ chức đánh giá, rà soát chặt chẽ nguồn thải phát sinh, nhất là hoạt động sản xuất công nghiệp tại các nhà máy. Trong thời gian tới, nhiều địa phương sẽ tiến hành lắp trạm quan trắc không khí để kịp thời quản lý, kiểm soát dữ liệu và báo cáo kịp thời đến người dân.
Đây cũng là giải pháp được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị các địa phương cần ưu tiến bố trí nguồn lực đầu tư, lắp đặt bổ sung hệ thống quan trắc môi trường tự động liên tục hiện đại.
Biện pháp xử lý khí thải từ nhà máy
Cần xây dựng một số luật môi trường để điều chỉnh chất lượng không khí nhằm kiểm soát, phòng ngừa việc phát thải từ quá trình đốt nhiên, nguyên liệu Công tác quản lý môi trường phải được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bằng cách xây dựng các quy chế về quản lý chất lượng không khí, đồng thời tăng cường các chế tài xử phạt.
Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoạt động sản xuất công nghiệp là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường. Số liệu thống kê từ các trạm quan trắc môi trường cho thấy các chỉ tiêu như nồng độ bụi, khí độc hại từ các khu sản xuất, KCN có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Để kiểm soát chất lượng không khí duy trì ở mức ổn định, Bộ TNMT yêu cầu các doanh nghiệp, nhà máy chú trọng đầu tư công nghệ xử lý khí thải công nghiệp ô nhiễm. Ưu tiên ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường triển khai nhiều chương trình kiểm toán năng lượng và hướng đến mục tiêu sản xuất sạch – xanh hơn.
Cơ quan chức năng yêu cầu các doanh nghiệp cần lắp đặt mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường không khí tự động hiện đại, tiên tiến. Cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, áp dụng nhiều giải pháp thân thiện với môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Về lâu dài, Bộ TNMT sẽ tập trung hoàn thiện thể chế chính sách bảo vệ môi trường, bổ sung và đưa vào các điều khoản sửa đổi môi trường không khí trong sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Nhóm các giải pháp giải quyết ô nhiễm không khí nhà máy
Chủ động phòng tránh và giảm phát thải tác động xấu
- Dự án phải được tính toán kỹ lưỡng liên quan đến vị trí xây dựng tránh gây tổn thất đến hệ sinh thái và kinh tế - xã hội.
- Doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ đánh giá môi trường chiến lượng và đánh giá tác động môi trường một cách khoa học, mang tính khả thi cao và phải có sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ dự án.
Ngăn ngừa, hạn chế phát sinh chất thải công nghiệp
- Hạn chế phát triển các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao, xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với nền kinh tế xanh thân thiện.
- Ứng dụng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các nhà máy lớn bằng công nghệ sạch, kiểm soát chất thải hiệu quả.
Giảm thiểu các tác động xấu do ô nhiễm không khí gây ra
- Phổ biến các quy định pháp luật về BVMT, các QCVN, tăng cường sự giám sát, thanh tra của cơ quan môi trường để ngăn chặn tình trạng xả thải gây ô nhiễm của các doanh nghiệp.
- Ứng dụng nhiều công nghệ xử lý chất thải tại nguồn và khu vực bị ô nhiễm.
- Khuyến khích chính sách phát triển công nghiệp môi trường.
- Hoàn thiện quá trình quy hoạch, vận hành trạm quan trắc khí thải để xử lý CTR, CTNH từng địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cho doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch phòng ngừa các tác động xấu
- Quy hoạch các KCN, CCN hoặc nhà máy phải cách xa các khu dân cư xã hội.
- Các dự án phát triển công nghiệp phải được xây dựng và triển khai theo từng chương trình quản lý môi trường cụ thể.
- Tăng cường công tác giám sát và xử lý môi trường trong suốt quá trình xây dựng và vận hành để phát hiện sớm các tác nhân ô nhiễm. Đồng thời lên kế hoạch bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.