Đông Nam Á và 3 điểm tựa môi trường xanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Với số lượng dân số không ngừng tăng cao đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về tài chính, kinh tế, tài nguyên, năng lượng và môi trường tại các quốc gia Đông Nam Á. Vậy họ đã và đang có những thay đổi nào liên quan đến mục tiêu xây dựng hình ảnh hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.
Các thành phố thông minh ở Đông Nam Á
Thành phố thông minh là một trong những sáng kiến để giảm ô nhiễm, xử lý môi trường tốt ở Đông Nam Á. Mô hình này phát triển mạnh ở đô thị sử dụng nhiều cách thu thập dữ liệu để quản lý tài sản và tài nguyên thiên nhiên.
Một thành phố thông minh hiệu quả ảnh hưởng đến cuộc sống đến xã hội nhiều cấp độ từ quản lý chất thải hiệu quả đến giảm tiêu thụ năng lượng và tập trung vào sản xuất năng lượng sạch, tái tạo. Các khía cạnh liên quan gồm quản trị, kinh tế, con người, di động, sống và môi trường thông minh.
Ngoài các quốc gia khác thì các nước Đông Nam Á có kế hoạch gì để phát triển thành phố thông minh? Dưới đây là một số điển hình:
- Ở Indonesia: kế hoạch phát triển ít nhất 100 thành phố thông minh trong 2 năm tới, chủ yếu ở Jakarta cung cấp hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp.
- Ở Việt Nam: nước ta cũng xây dựng nhiều kế hoạch phát triển, đáng chú ý nhất là dự án Nhật Tân – Nội Bài với giá trị khoảng 4 tỷ đô la. Thành phố sẽ có trung tâm tài chính, trung tâm kinh doanh và văn hóa. Việt Nam đang làm việc với Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản để tăng cường phát triển dự án.
- Ở Malaysia: phát triển dự án ở Penang để phát triển thành phố thông minh 2,2 tỷ đô la dựa trên nền tảng dịch vụ công nghệ và cơ sở hạ tầng toàn diện đầu tiên.
Phát triển năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á
Nhu cầu năng lượng tăng đã thay đổi và tạo ra nhiều thách thức khó khăn đối với các chính sách phát triển ở Đông Nam Á. Thế nhưng việc phát triển dự án năng lượng tái tạo lại trở nên đắt đỏ hơn. Nhiều quốc gia lại thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong việc đánh giá các rủi ro đầu tư năng lượng tái tạo. Chẳng hạn:
- Thiếu khung pháp lý: cản trở quá trình phát triển các dự án.
- Không có sự liên kết giữa các quốc gia: các đơn vị không thể tiếp cận và ưu tiên dùng năng lượng tái tạo.
- Điều kiện địa lý và kỹ thuật: vì thiếu chính sách mà việc sử dụng đất chưa hợp lý, tăng tác động đến môi trường từ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn.
- Không có sự hỗ trợ từ cơ quan: hạn chế việc truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống khiến lợi ích của các nhà đầu tư cũng giảm theo.
- Thiếu nhận thức cộng đồng: khi sự chấp thuận phát triển các dự án năng lượng từ cộng đồng chưa rõ ràng khiến nhiều quốc gia đối mặt việc bảo tồn môi trường trong tương lai xanh và sạch hơn.
Điểm tựa “khí sinh học” ở Đông Nam Á
Việc tăng cường năng lượng tái tạo đã chứng kiến sự trỗi dậy của khí sinh học đối với các nước Đông Nam Á. Khí sinh học vốn dĩ gồm hỗn hợp nhiều loại khí khác nhau như metan, cacbon dioxide và hydro sunfua từ sự phân hủy chất hữu cơ từ chất rắn đô thị, chất thải nông nghiệp và công nghiệp. Lý do chính để đẩy mạnh phát triển khí sinh học liên quan đến kinh tế, đơn giản và dồi dào.
Ngoài các nguồn nguyên liệu khác, khí sinh học từ dầu cọ cũng được quan tâm hơn tại nhiều nước như Indonesia và Malaysia. Ở đây họ có hơn 1.000 nhà máy dầu cọ đáp ứng nhu cầu năng lượng đối với vùng sâu, vùng xa.
Biogas là một trong những giải pháp xử lý khí thải truyền thống lại nhiều lợi ích tạo ra nguồn năng lượng thay vì thải ra không khí và gây hại đến môi trường. Theo các chuyên gia, tiềm năng chuyển hóa sinh khối thành biomethane trong sản xuất khí sinh học đã thay thế 25% nhu cầu khí đốt tự nhiên. Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã và đang tích cực tăng cường sử dụng khí sinh học để hoàn thành mục tiêu năng lượng sinh học. Những dự án mang lại những cơ hội từ quá trình chuyển đổi từ sinh khối truyền thống như củi đốt sang khí sinh học và nhiên liệu sinh học.