ĐTM dự án đường giao thông, vì sao phải lập?
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay các tuyến đường giao thông được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân. Những dự án này đòi hỏi phải phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội đặc trưng trong từng khu vực nhất định. Những tuyến đường lớn được xây dựng hoàn chỉnh đem đến nhiều lợi ích phát triển toàn diện. Và đã có rất nhiều người hỏi vậy có cần lập báo cáo đtm dự án đường giao thông hay không?
Vì sao phải lập ĐTM cho các dự án đường giao thông?
Liên quan đến vấn đề này, Hợp Nhất xin trả lời những khúc mắc của Quý KH đó chính là vì những dự án đường giao thông thường tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như tiếng ồn, nước thải, khí thải, bụi, hệ sinh thái,… vì thế rất cần thiết để thực hiện ĐTM. Thông qua những nội dung, phương pháp và biện pháp đề xuất này sẽ hạn chế tối đa nhiều ảnh hưởng môi trường xung quanh.
Căn cứ vào danh mục dự án phải lập đtm dự án đường giao thông quy định tại Phụ lục II Mục I của nghị định 40/2019/NĐ-CP, thì chủ dự án trong trường hợp dưới đây phải thực hiện ĐTM theo quy định của pháp luật:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông ngầm, xây dựng công trình cáp treo.
- Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô, đường sắt, đường sắt trên cao.
- Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay.
- Dự án đầu tư xây dựng cảng sông, cảng biển, khu neo đậu tránh trú bão, nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa.
- Dự án đầu tư xây dựng bến xe khách, nhà ga đường sắt.
ĐTM đường giao thông là hồ sơ môi trường quan trọng vì thế cần xác định phạm vi thực hiện dự án. Sau đó mới tiến hành khảo sát thực tế hiện trạng môi trường có liên quan đến dự án như điều kiện tự nhiên, địa chất, địa lý, khí hậu,…
Và hồ sơ đánh giá tác động môi trường được chuẩn bị ngay từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng dự án. Song song, chủ dự án phải xác định rõ nguồn tác động và biện pháp phòng ngừa để xử lý các tác động xấu gây ô nhiễm môi trường. Hoặc để chủ động hơn có thể lên phương án quản lý, dự phòng và xử lý chất thải trong quá trình xây dựng dự án.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định thì trình nộp đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Trong nội dung thẩm định cần thể hiện rõ kế hoạch BVMT của dự án xây dựng tuyến đường giao thông như:
- Liệt kê tất cả nguồn chất thải như nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, khí thải, độ rung.
- Liệt kê hiện trạng các công trình, biện pháp BVMT: hệ thống xử lý nước thải và nước mưa có tách biệt với nhau; thiết kế hệ thống xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý khí thải,…
- Những tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội: xác định những ảnh hưởng, sự cố mà dự án có khả năng tác động đến môi trường.
- Xác định những biện pháp BVMT: sử dụng hóa chất, quản lý vận hành, đánh giá tính hiệu quả và giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội.
Khi nào cần lập lại báo cáo đtm dự án đường giao thông?
Đối với những dự án tăng quy mô, công suất hoặc có thay đổi công nghệ sản xuất; dự án mở rộng quy mô đầu tư trong KCN,… có tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đtm đã được phê duyệt hoặc dự án chưa đi vào vận hành thì phải thực hiện thủ tục lập đtm. Điều này đồng nghĩa với việc chủ dự án chỉ tiếp tục triển khai thực hiện khi nhận được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đtm dự án đường giao thông.
Chủ dự án cần lưu ý đến vai trò của báo cáo đtm vì giúp các cơ sở, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và các chi phí để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Việc đánh giá tác độn môi trường còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hy vọng với bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mục đích và vai trò của việc lập đtm dự án đường giao thông. Khi bạn có nhu cầu, hãy lựa chọn ngay dịch vụ tư vấn môi trường của Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!