ĐTM gây bức xúc cho doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Bấy lâu nay, chúng ta vẫn coi báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ vạn năng. Nó ra đời và trở thành công cụ kiểm soát vòng đời và chu trình hoạt động tuần hoàn của dự án.
Thế nhưng, hiện nay lại tồn tại khá nhiều văn bản, quy định mang tính pháp lý cao nhưng đôi khi nội dung lại không thống nhất với nhau vừa gây khó khăn cho cơ quan quản lý vừa khiến doanh nghiệp lúng túng trong công tác thực hiện. Trước tình hình này, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có nhiều cải cách mới mang tính thống nhất cao đối với quy định liên quan đến các thủ tục hồ sơ môi trường doanh nghiệp, trong đó có đánh giá tác động môi trường.
Vì sao ĐTM gây khá nhiều bức xúc đối với doanh nghiệp?
Thị trường sản xuất – kinh tế khá sôi động, kéo theo đó là hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường vì thế ĐTM có vai trò kiểm soát và quản lý những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Hầu hết những dự án hoạt động nằm trong phạm vi bắt buộc của Nhà nước thì đều bắt buộc phải lập ĐTM, các quy trình thủ tục là như nhau mặc dù tính chất tác động của mỗi dự án đến môi trường là khác nhau.
Điều này lại gây khá nhiều bất lợi đối với những doanh nghiệp “ít gây ảnh hưởng” đến môi trường. So với các dự án lớn như khai thác khoáng sản, chế biến nông – lâm – thủy sản, nhiệt điện hay thủy điện thì các dự án nhỏ như giáo dục, văn hóa, thể thao, công trình xây dựng đường đi, các dự án có quy mô nhỏ tại các khu bảo tồn nhưng vẫn phải thực hiện nhiều thủ tục rườm rà khác nhau.
Song song với đó, nhiều dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao vẫn được triển khai tại các khu vực đông dân cư, môi trường có sức chịu đựng thấp và gây ra nhiều sự cố lớn đối với môi trường. Quá trình hoạt động thường xuyên và liên tục của các dự án lớn này môi trường có nguy cơ suy thoái trên diện rộng, nhiều sự cố thường xuyên xảy ra, các điểm nóng về môi trường bùng phát mạnh mẽ, chất thải nguy hại chôn lấp khắp mọi nơi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống xã hội và quá trình phát triển kinh tế. Những vấn đề trên xuất phát từ nguyên nhân chưa có sự quản lý và kiểm soát từ các cơ quan và doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, triển khai dự án.
Dẫu tồn tại giữa 2 thái cực đối nghịch hoàn toàn nhưng thực trạng trên vẫn tiếp diễn thường xuyên? Đó là do chưa có bất kỳ công trình nào về quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia, chưa phân loại vùng quy hoạch cụ thể, chưa có kế hoạch ngăn chặn sự phát thải, chưa có bất kỳ biện pháp nào bảo vệ nghiêm ngặt và vì quá ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội nên vấn đề môi trường vẫn chưa được xem xét sâu.
Thủ tục hành chính ĐTM còn “chồng chéo”
Được biết, thủ tục hành chính liên quan đến chủ trương, thẩm định hoặc cấp phép xây dựng không được liên kết với các hoạt động đánh giá tác động môi trường nên nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đi vào hoạt động như không có thủ tục hồ sơ môi trường hoàn chỉnh.
Mặc khác, Luật bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước 2012 và Luật Thủy lợi 2017 có quy định phê duyệt, trước giai đoạn dự án chính thức đi vào vận hành hoặc sau giai đoạn ĐTM, bắt buộc chủ dự án phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ khác nhau, bao gồm: Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xả thải, giấy phép xả khí thải, giấy phép xử lý CTNH, kế hoạch bảo vệ môi trường (đề án bảo vệ môi trường), phương án BVMT,…
Tuy nhiên mỗi loại giấy tờ lại có những yêu cầu cụ thể khác nhau và mang tính pháp lý khác nhau nên việc giám sát, kiểm tra và quản lý từ cơ quan quản lý môi trường thường gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng tỏ ra khá lúng túng vì mất nhiều thời gian trong quá trình thực hiện.
Hoặc đơn cử báo cáo đánh giá tác động môi trường có xác nhận hoàn thành công tình BVMT, xây dựng, vận hành thử nghiệm và đi vào hoạt động nhưng chưa cấp giấy phép xả thải. Điều này vướng mắc ở chỗ, phê duyệt ĐTM không yêu cầu xây dựng hồ chứa nước nhưng khi thực hiện giấy phép xả thải bắt buộc dự án phải xây dựng hồ ứng phó sự cố này.
Vì tất cả nhưng vấn đề trên, Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) ra đời sẽ tạo ra bước thay đổi mới mang tính toàn diện và đầy đủ hơn đối với doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước trong vấn về bảo vệ môi trường.