Dự Án Trường Học Có Phải Lập Giấy Phép Môi Trường Không?
Đã kiểm duyệt nội dung
Lĩnh vực giáo dục có phải lập giấy phép môi trường không? Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tham khảo thông tin về việc lập giấy phép môi trường trường học.
1. Tư vấn, lập giấy phép môi trường trường học
Hỏi: Ví dụ dự án xây mới trường mầm non với tổng diện tích là 2.100m2 gồm 4 tầng với 11 phòng học và các phòng chức năng, khối công trình phụ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị đi kèm. Trường học có phát sinh nước thải với lưu lượng xả thải là 30m3 ngày.đêm thì có phải lập giấy phép môi trường không?
- Đáp: Để biết được dự án trường học có thuộc đối tượng thực hiện GPMT hay không, chúng ta cần căn cứ vào các yếu tố:
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Giáo dục (mầm non)
- Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án: 2.100m2
- Quy mô, công suất: 04 tầng (11 phòng học và các phòng chức năng, khối công trình phụ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị đi kèm).
- Số lượng người: 210 trẻ em, cán bộ, giáo viên, 53 người.
- Chất thải phát sinh: Nước thải (từ hoạt động nấu ăn, từ hoạt động vệ sinh), khí thải (chỉ xả khí thải ở khu nấu ăn).
- Công trình bảo vệ môi trường: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế là 30m3 ngày.đêm.
== > Căn cứ vào Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm C (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc đối tượng lập GPMT cấp Quận/Huyện.
- Nguồn phát sinh nước thải:
- Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh của học sinh và cán bộ công nhân viên bao gồm nước thải đen (từ bồn cầu, bồn tiểu) và nước thải xám (từ lavabo, chậu rửa, nước thoát sàn).
- Nước thải từ khu vực bếp, căn tin.
- Nước thải từ hoạt động giặt giũ.
- Nước rỉ rác, nước vệ sinh thùng chứa chất thải và khu vực lưu chứa chất thải.
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Hệ thống cống thoát nước chung của TP. HCM.
- Tần suất quan trắc nước thải định kỳ: Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại Điều 97, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
- Tần suất quan trắc tự động, liên tục: Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại Điều 97, Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
- Công trình, thiết bị xử lý nước thải
- Công trình, thiết bị xử lý nước thải: Nước thải (nước thải từ bồn cầu vệ sinh, lavabo, nước rửa sàn, nước giặt -- > bể tự hoại; nước thải từ nhà bếp-- > bể tách mỡ; nước thải khu vực vệ sinh lưu chứa chất thải) -- > bể điều hòa -- > bể thiếu khí -- > bể sinh học hiếu khí Aerotank -- > bể lắng sinh học -- > bể khử trùng -- > bể chứa bùn -- > nguồn tiếp nhận.
- Công suất thiết kế: 30m3 ngày.đêm
- Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải
- Dự án thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải (căn cứ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Chủ dự án có trách nhiệm vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án theo GPMT đã được cấp và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm các nội dung quy định tại Điều 31, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
- Nguồn phát sinh khí thải
- Khí thải, bụi từ khi nấu ăn của nhà bếp, lưu lượng xả khí thải lớn nhất là 2.000 m3/giờ.
- Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Khí thải -- > ống thoát khí thải.
- Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý khí thải
- Dự án không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm (theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 31, Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
2. Thời hạn GPMT của dự án này là bao lâu?
Thời hạn GPMT đối với dự án này là 10 năm kể từ ngày ký.
Trên đây là một ví dụ về một trường hợp tư vấn lập giấy phép môi trường trường học, nếu bạn cảm thấy thông tin bài viết không giải đáp được thắc mắc về trường hợp của dự án bạn đang sắp thực hiện giấy phép môi trường, hãy liên hệ Hotline: 0938.857.768 sẽ được các chuyên viên tư vấn giải đáp cụ thể hơn.