Dự án xử lý nước thải ô nhiễm Hóa học xanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước toàn cầu
Bạn có biết, ô nhiễm môi trường là hiểm họa khôn lường đối môi trường trong đó có các hóa chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và các hóa chất nguy hại khác. Ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất độc hại đang là vấn đề nan giải của toàn xã hội. Vậy bạn có biết hóa chất hữu cơ POPs là gì không?
Bạn có biết, hóa chất hữu cơ POPs là chất hữu cơ rất khó phân hủy thường được ứng dụng trong nông nghiệp và công nghiệp. Theo Công ước Stockholm hoặc thủy ngân được kiểm soát bởi Công ước Minamata được xem là những hóa chất bền vững, khó phân hủy và chuyển hóa chậm trong môi trường khí, lỏng và đất. Đặc biệt, POPs có khả năng tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn và cơ thể con người khá lâu, chúng lan truyền và phát tán ra nguồn phát sinh, gây ra bệnh tật và phá hủy môi trường.
Tìm ra quy trình xử lý nước thải công nghiệp nói chung và xử lý nước thải ô nhiễm nói riêng dần trở thành vấn đề nóng hổi trên toàn cầu. Các ngành thường phát sinh hóa chất độc hại phải kể đến như ngành xi mạ, sản xuất nhựa, dệt may, dệt nhuộm, nhiệt điện, nhiệt than, khai thác khoáng sản,…
Hiện nay, ngành công nghiệp có triển vọng rất lớn trong tương lai với sự phát triển mạnh mẽ. Hầu hết những ngành này đều phát sinh chất hữu cơ khó phân hủy và chúng dần hình thành nên các POPs là nguyên nhân khiến nguồn nước xung quanh các khu công nghiệp có mức độ ô nhiễm cao.
Đa phần các ngành công nghiệp đều phát sinh ít nhiều lượng hóa chất trong quá trình sản xuất. Và hóa chất công nghiệp nếu không được xử lý kịp thời sẽ trở thành nguy cơ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với môi trường như ô nhiễm nguồn nước, mất cân bằng hệ sinh thái hoặc thay đổi các tính chất lý – hóa của nguồn nước.
Các doanh nghiệp cũng vì thể vừa phải quản lý hiệu quả quá trình sản xuất phải tính toán lượng hóa chất sử dụng sao cho hợp lý, vừa điều chỉnh và kiểm soát hóa chất ảnh hưởng đến môi trường.
Giải pháp Dự án Hóa học xanh
Đứng trước bài toán khó ấy của doanh nghiệp, cuộc cách mạng môi trường mới ra đời giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm hóa chất và đó là Dự án Hóa học xanh.
Đây là giải pháp nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia môi trường vì giải quyết hoàn toàn các vấn đề ô nhiễm bằng phương pháp thực tế giúp hạn chế việc sử dụng và xả thải các hóa chất độc hại. Quan trọng hơn, chương tình này giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên và có thể tận dụng tối đa nguồn nguyên, nhiên liệu có thể tái sinh.
Có thể nói Dự án này làm thay đổi hoàn toàn cục diện môi trường, dự án này có sự tài trợ chính từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) thông qua chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và có sự hỗ trợ từ Cục Hóa chất – Bộ Công thương. Đây là dự án mang tầm quốc tế bằng cách áp dụng Hóa học xanh giúp hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm thiểu việc phát thải và sử dụng hóa chất hữu cơ khó phân hủy POPs.
Chính vì thế, cần đẩy mạnh xử lý nước thải sản xuất ở một số ngành như: giấy và bột giấy; nhựa, mạ điện, dệt nhuộm, hóa chất bảo vệ thực vật, sơn và dung môi. Đây là những ngành điển hình có khả năng và sử dụng nhiều POPs, thủy nhân và chất có thể phân hủy thành POPs trong sản xuất.
Để kiểm tra được khả năng ứng dụng của Hóa học xanh có hiệu quả hay không, Dự án này sẽ được triển khai trong năm 2020 đối với Công ty Cổ phần Plato Việt Nam (mạ điện) và Công ty Cổ phần Sơn Nishu (sơn và dung môi).
Riêng với 2 dự án xử lý này sẽ được hỗ trợ cài đặt chuyên biệt nhiều trang thiết bị, nguyên vật liệu hỗ trợ cho quá trình xử lý của Dự án Hóa học xanh. Từ dự án cụ thể này, người ta sẽ tiến hành thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu về các hóa chất đã sử dụng để có thể xác định được các loại dung môi chứa clo nhằm thay thế cho các hóa chất POPs hoặc chất nguy hại hại khá như PFOS, PBDE và SCCP.
Để xử lý nước thải các ngành hóa chất không phải là điều dễ dàng. Và mục tiêu của dự án là kiến tạo môi trường thuận lợi trong việc giới thiệu và phổ biến những ứng dụng thực tế Hóa học xanh trong các ngành sản xuất ở Việt Nam.
Do đó, ứng dụng trực tiếp Hóa học xanh vào công tác xử lý môi trường chắc chắn sẽ trở thành xu hướng đối với các ngành công nghiệp hóa chất trong tương lai. Ở Việt Nam, nếu vận dụng hiệu quả Hóa học xanh góp phần giảm thiểu hóa chất nguy hại đã và đang đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng.