Gia hạn giấy phép khai thác nước mặt
Đã kiểm duyệt nội dung
Vì sao cần gia hạn giấy phép khai thác nước mặt?
Sau khi đã được cấp phép khai thác nước mặt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chế biến có hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm đã được quy định trong nội dung đã được cấp phép.
Khai thác nước mặt được xem là hoạt động thiết yếu và không thể thiếu đối với bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào. Tuy nhiên, để sử dụng hợp lý thì không phải bất kỳ đơn vị nào cũng thực hiện đầy đủ. Vì hiện trạng khai thác tràn lan, trái phép đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như cạn kiệt nguồn tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường.
Và giấy phép khai thác nước mặt chính là công cụ quản lý môi trường hiệu quả nhờ vậy mà cơ quan chức năng dễ dàng quản lý và siết chặt tình hình khai thác.
Ngoài việc đăng ký giấy phép, nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chưa quan tâm đến thời hạn sử dụng giấy phép nên nhiều trường hợp giấy phép đã hết hạn nhưng chủ giấy phép vẫn chưa gia hạn giấy phép khai thác nước mặt theo quy định của Pháp luật. Nếu bạn chưa nắm rõ cách gia hạn giấy phép thì hãy cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Thời điểm nào cần gia hạn giấy phép khai thác nước mặt?
Khi giấy phép khai thác nước mặt còn thời hạn 90 ngày sử dụng thì chủ giấy phép có hoạt động khai thác nước mặt cần tiến hành thành lập hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để gia hạn giấy phép khai thác nước mặt.
Căn cứ pháp lý để gia hạn giấy phép khai thác nước mặt
- Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước năm 2012
- Căn cứ vào Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định về một số điều trong Luật tài nguyên nước
- Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước mặt
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước mặt
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ
- Bản sao giấy phép đã cấp
- Các hồ sơ kèm theo gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Nhật ký theo dõi lưu lượng nước khai thác
Phí thẩm định báo cáo gia hạn giấy phép khai thác nước mặt:
- Đối với dự án sản xuất nông nghiệp có lưu lượng dưới 0,1 m3/giây hoặc cho mục đích khác với lưu lượng nước dưới 500 m3/ngày đêm phải đóng 300.000 đồng
- Đối với dự án sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 0,1 – 0,5m3/giây hoặc cho mục đích khác với lưu lượng nước từ 500 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm phải đóng 900.000 đồng
- Đối với dự án sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 0,5 - 1 m3/giây hoặc cho mục đích khác với lưu lượng nước từ 3.000 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm phải đóng 2.200.000 đồng
- Đối với dự án sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 1 đến dưới 2 m3/giây hoặc cho mục đích khác với lưu lượng nước từ 20.000 đến dưới 50.000 m3/ngày đêm phải đóng 4.200.000 đồng
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gia hạn:
- UBND cấp tỉnh (cơ quan có thẩm quyền quyết định)
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Trung tâm HCC (cơ quan tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ)
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp hoặc giấy phép khai thác nước mặt, Quý khách có thể tìm hiểu thêm dịch vụ của chúng tôi qua Website moitruonghopnhat.com hoặc liên hệ trực tiếp 0938.857.768!
Xem thêm về thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt!